Được coi là một trong những trận đánh lớn đầu tiên giữa Quân đội Mỹ và Quân giải phóng trong chiến tranh Việt Nam, trận Ia Đrăng là một phần trong chiến dịch Plei Me kéo dài từ ngày 19.10 tới ngày 26.11.1965. Trong chiến trận đánh này, phía ta có lợi thế vượt trội hơn hẳn khi đã đánh trúng vào "chỗ hiểm" của Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Chỗ hiểm đó chính là việc quân giải phóng bắt thóp được chiến thuật trực thăng vận của Mỹ, khi ta có thể đón đoán trước được các khu vực trực thăng Mỹ có thể đổ quân. Những bãi đáp này được Mỹ sử dụng như một cầu không vận để đưa thương binh ra và đưa hàng tiếp tế vào chiến trường. Khi bị chúng ta tấn công vào đây, phía Mỹ hoàn toàn bị động. Nguồn ảnh: Wiki.
Theo nhiều tài liệu của phía Mỹ, trận Ia Đrăng diễn ra trong khoảng thời gian 6 ngày từ ngày 14 tới ngày 20.11.1965. Trong trận đánh này, phía quân giải phóng đã cơ động, tấn công bất ngờ từ nhiều hướng vào các bãi đáp của Mỹ khiến chúng hoàn toàn lúng túng và phản kháng một cách bị động. Nguồn ảnh: Wiki.
Bản đồ chia ô rải thảm bom B-52 của Mỹ trong chiến dịch Plei Me, các khu vực bãi đáp X-Ray và bãi đáp Albany, hai điểm diễn ra cuộc đụng độ cực lớn giữa quân chủ lực của ta và lính Mỹ đều nằm trong bản đồ này, điều khiến người Mỹ không dám rải thảm bom xuống các khu vực diễn ra giao tranh là do phía Mỹ và ta có cự ly chiến đấu quá gần, nếu sử dụng B-52 rất có thể sẽ thả trúng vào cả quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Phát súng mở màn trận Ia Đrăng diễn ra vòa ngày 14.11 khi tiểu đoàn 1/7 Không Kỵ của Mỹ đổ bộ xuống bãi đáp X-Ray cách vị trí của Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 66 Quân giải phóng Việt Nam chỉ khoảng 200 mét. Giao tranh ngay lập tức diễn ra khi trực thăng Mỹ chuẩn bị đáp đất. Nguồn ảnh: S60.
Ban đầu, phía Tiểu đoàn 9 Quân giải phóng bị bất ngờ và không có chỉ huy do Tiểu đoàn trưởng đang đi gặp Trung đoàn trưởng để nhận nhiệm vụ, Tham mưu trưởng tiểu đoàn cùng Chính trị viên phó, Chính trị viên trưởng đều không có mặt. Chỉ huy cao nhất lúc này là một trợ lý tác chiến tiểu đoàn. Nguồn ảnh: History.
Dù khá bất ngờ với việc cự ly đổ bộ của địch quá gần và không có chỉ huy, nhưng ngay lập tức Tiểu đoàn 9 đã dàn quân, bố chí trận địa và nổ súng đón lõng những đợt đổ quân tiếp theo của địch khiến chúng hoảng loạn, nghĩ rằng trận địa đã bị phục kích sẵn chứ không hề biết cuộc đụng độ này vốn là "vô tình". Nguồn ảnh: Wiki.
Phía ta liên tục đánh kiểu vu hồi từ nhiều hướng, khiến lực lượng địch ở dưới đất phải co cụm lại cùng nhau phòng thủ tới đêm mà không thể rút lui được. Đêm xuống, phía Mỹ sử dụng pháo kích yểm trợ theo tọa độ để bảo vệ lực lượng đang bị bao vây dưới mặt đất. Tới sáng sớm, phía ta tấn công trực diện lực lượng Mỹ đang co cụm khiến quân Mỹ buộc phải gọi bom Napalm thả xuống giữa trận địa hỗn loạn, làm 24 lính Mỹ thiệt mạng và 20 lính Mỹ thương nặng. Nguồn ảnh: All.
Tới tối ngày 16.11, khi phía Mỹ huy động cả máy bay B-52 rải thảm xuống bãi đổ X-Ray thì cả quân ta và Mỹ đều rút lui an toàn khỏi vùng bị oanh kích. Kết quả là trong những ngày đầu tiên của trận Ia Đrăng, phía Mỹ mất khoảng 200 quân trong đó có 79 lính thiệt mạng, 121 lính bị thương và một số khác mất tích. Nguồn ảnh: Bad.
Tình thế của Kỵ binh bay Mỹ tại bãi đáp Albany còn khổ hơn khi liên tục bị quân ta tấn công cả ngày lẫn đêm, do bãi đáp có chiến sự quá "nóng", phía Mỹ buộc phải nhượng bộ, rút lui quân về một bãi đáp dự phòng cách đó khoảng 13 km. Đen đủi thay, phía ta đã lên kế hoạch đón lõng địch sẵn ở điểm này. Nguồn ảnh: Peter.
Có tổng cộng khoảng 400 lính Mỹ hành quân từ bãi đáp Albany về bãi đáp phụ, phía ta có Đại đội 8 thuộc Tiểu đoàn 1 đã hành quân đến bãi đáp phụ trước cả lực lượng Mỹ và một lần nữa hai bên lại bất ngờ chạm trán nhau. Ảnh: Quân giải phóng trong trận Ia Đrăng. Nguồn ảnh: Peter.
Trận đánh này mới thực sự là thảm họa đối với Mỹ khi lực lượng Mỹ trong trận này có tới 155 lính thiệt mạng, 121 lính bị thương trên tổng số 400 lính tham chiến. Đây là thương vong cao nhất trong một ngày mà Mỹ phải hứng chịu trong Chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Quân giải phóng trong trận Ia Đrăng. Nguồn ảnh: Peter.
Tổng cộng, trong trận Ia Đrăng phía ta đã loại khỏi cuộc chiến tổng cộng 476 lính Mỹ, trong đó có 234 lính tử vong và 245 lính bị thương. Con số này là rất lớn khi mà lực lượng Mỹ tham gia trận Ia Đrăng đông gấp nhiều lần quân ta và chúng đã ném tới 5000 tấn bom, bắn hơn 6000 quả đạn pháo một ngày trong trận đánh này. Nguồn ảnh: Peter.