Eurofighter Typhoon hay còn được được biết tới với cái tên “Cuồng phong” là dòng tiêm kích đa năng phổ biến nhất châu Âu hiện nay, đang được sử dụng trong không quân 5 nước châu Âu gồm Anh, Đức, Áo, Tây Ban Nha và Italia, cùng với đó là một số quốc gia ở Trung Đông. Tuy nhiên, tên tuổi của Eurofighter Typhoon không gắn liền với chiến tích của nó mà là cách nó được tạo thành. Nguồn ảnh: Eurofighter Typhoon.
Được nước Anh thai nghén từ giữa năm 1970, tiền thân của Eurofighter Typhoon là sự hợp tác giữa hai tập đoàn chế tạo máy bay hàng đầu của châu Âu gồm British Aerospace (của Anh) và Messerschmitt-Bölkow-Blohm (của Đức). Lần lượt sau đó là Dassault (của Pháp), Aeritalia (của Italia) và CASA (của Tây Ban Nha). Nguồn ảnh: Eurofighter Typhoon.
Eurofighter Typhoon là chiếc máy bay chiến đấu hiện đại duy nhất trên thế giới được sản xuất trên bốn dây chuyền khác nhau. Việc chế tạo được phân công theo số lượng hàng đặt của từng nước thành viên của chương trình: British Aerospace (37%), DASA (29%), Aeritalia (19.5%), và CASA (14%). Nguồn ảnh: Military and Commercial.
Mỗi công ty đối tác lắp ráp máy bay của riêng mình, nhưng chế tạo chung phụ tùng cho tất cả 620 chiếc máy bay. Alenia là cánh trái, cánh lái ngoài, các phần thân sau; BAE Systems là thân trước, (gồm cả cánh mũi), vòm kính buồng lái, khung lưng, cánh thăng bằng đuôi, cánh lái trong, phần thân sau; EADS là thân giữa chính và CASA là cánh phải, cánh tà trước. Nguồn ảnh: Business Insider.
Dĩ nhiên sẽ không có chuyện cả châu Âu dồn sức vào việc chế tạo một chiếc máy bay mà không có mục đích rõ ràng, cụ thể hơn ở đây là họ muốn tạo ra một đối trọng đủ lớn đủ sức đối đầu với các dòng chiến đấu cơ tiên tiến của Nga thậm chi là cả với Mỹ. Và thực sự chương trình Eurofighter Typhoon đã làm được điều đó. Nguồn ảnh: Eurofighter Typhoon.
Thậm chí người ta còn so sánh Eurofighter Typhoon như “Leopard 2 trên không” dòng xe tăng chủ lực đang được quân đội các nước châu Âu sử dụng. Sự xuất hiện của Eurofighter Typhoon cũng khiến chính trị gia châu Âu nhắc đến một khái niệm mới vào thời điểm đó là quân đội liên minh châu Âu. Nguồn ảnh: cdn.com.
Theo thiết kế của Eurofighter Typhoon, nó thuộc dòng tiêm kích đa năng cánh tam giác, máy bay có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác nhau từ tuần tra, bảo vệ không phận, đánh chặn, chiếm ưu thế trên không và tấn công mặt đất. Nguồn ảnh: Hush-Kit.
Typhoon là chiếc máy bay rất nhanh nhẹn và linh hoạt ở cả tốc độ cao lẫn thấp. Máy bay được trang bị hệ thống điều khiển bay "fly-by-wire" kỹ thuật số cùng thiết kế khí động học ưu việt giúp máy bay có khả năng cơ động rất tốt trong phạm vi hẹp. Nguồn ảnh: Cavok.
Eurofighter Typhoon cũng có nhiều phiên bản khác nhau trong đó có cả phiên bản có 2 chỗ ngồi. Chiều dài của chiếc phi cơ này là 15,96 mét, sải cánh 10.95 mét, chiều cao 5,28 mét và có diện tích cánh 50 mét vuông. Máy bay được trang bị 2 động cơ Eurojet Ẹ200 cung cấp cho nó khả năng cất cánh trọng lượng tối đa lên tới 23.500 kg. Nguồn ảnh: Eurofighter Typhoon.
Máy bay được trang bị một pháo tự động cỡ nòng 27 mm với 150 viên đạn. Ngoài ra còn có tổng cộng 13 giá treo trong đó có 8 giá treo dưới hai bên cánh và 5 giá treo dưới động cơ cho phép chiếc tiêm kích Eurofighter Typhoon này mang theo tổng cộng 9 tấn vũ khí các loại. Nguồn ảnh: Airplane-Pictures.
Tốc độ bay tối đa của Eurofighter Typhoon vào khoảng Mach 2.0 ở độ cao lớn, Mach 1,2 ở mực nước biển và đạt Mach 1,3 ở độ cao lớn với trang bị vũ khí không đối không tiêu chuẩn. Trần bay chiếc Typhoon có thể đạt được lên tới 19.000 mét, tầm hoạt động 1390 km và có vận tốc leo 315 mét/giây. Nguồn ảnh: GetBB.Ru.
Do có dây chuyền sản xuất quá rắc rối giá thành của mỗi chiếc Eurofighter Typhoon lên tới 90 triệu USD (theo thời giá 2010) với chi phí vận hành từ 8.200 lên tới 18.000 USD cho mỗi giờ bay. Nguồn ảnh: Flying in the Spirit.