Dân Việt

Nếu vừa la mắng con, cha mẹ nhất định phải làm điều này để không khiến bé thêm tổn thương

Phan Hằng (Theo Smartparents) 20/04/2019 00:55 GMT+7
Đôi lúc các vị phụ huynh buộc phải la mắng con, điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của trẻ. Vậy cha mẹ cần làm gì sau đó để giúp trẻ cân bằng tâm lý?

Ngay cả những bậc cha mẹ có tính cách ôn hòa đôi lúc cũng không thể kìm chế được cơn tức giận với con cái mình. Cô Kristine Lim (35 tuổi) và cô bé Rebecca (6 tuổi) đã có một cuộc cãi vã nhau gay gắt, nguyên nhân là vì cô bé nhất quyết không chịu vào nhà mà đòi đi chơi. Cô Lim đã không kìm chế được cơn thịnh nộ của mình và liên tục la hét. May mắn thay chồng của cô kịp thời có mặt để giải quyết ổn thỏa 2 bên.

Cô Lim cảm thấy có lỗi vì bản thân đã mất bình tĩnh. "Tôi chắc chắc có nhiều cách tốt hơn để xử lý chuyện ấy, nhưng tất cả đều xảy ra đúng lúc tôi đang cảm thấy mệt nhoài sau một ngày làm việc dài".

img

Ảnh: iStock

Sự la hét liên tục ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển của trẻ. Nhà tâm lý học tại Think Psychological Services , tiến sĩ Vaani Gunaseelan đã liệt kê những tác hại tiêu cực cho hành động này.

-Khiến trẻ luôn có cảm giác sợ hãi.

-Thường xuyên chịu những cơn la hét, đánh mắng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, gây ra trầm cảm cho trẻ.

-Trẻ trở nên hung hăng bằng lời nói hoặc thể chất trong các tình huống xã hội khác như ở trên trường, nơi công cộng...

-Trẻ có xu hướng kém tự tin hơn.

Chuyên gia tâm lý của trung tâm Insights Mind, Daniel Koh chia sẻ rằng ở tuổi trưởng thành, trẻ sẽ thường xuyên gặp những vấn đề rắc rối liên quan đến người khác.

Vậy bố mẹ nên làm gì sau khi đã la mắng con cái? Tiến sĩ Vaani và Daniel Koh đã đưa ra những gợi ý sau.

img

Ảnh: iStock

1.Để bản thân có thêm thời gian và không gian suy nghĩ về hành động của mình

Sự bình tĩnh sẽ giúp người mẹ nhanh chóng nhìn nhận lại những gì vừa xảy ra. Tiến sĩ Vanni khuyên rằng mỗi ông bố bà mẹ đều cần hiểu rõ về sự tức giận của mình và hậu quả của nó gây ra cho con cái, từ đó sẽ hạn chế việc lặp lại trong lần tới.

2.Chịu trách nhiệm về việc la hét

Trước khi nói chuyện với trẻ, hãy bình tĩnh bắt đầu bằng câu xin lỗi nếu bạn là người có lỗi. Tiến sĩ Vanni giải thích, điều này dạy trẻ hiểu rằng mọi người khi phạm sai lầm thì phải có trách nhiệm xin lỗi. Ngoài ra, hãy nhớ trẻ con sẽ hành động theo kiểu trẻ con, thỉnh thoảng chúng cư xử không đúng mực và đó là một phần trong quá trình lớn lên.

3.Nói một cách bình tĩnh về cảm xúc của bạn

Bố mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu tại sao bản thân lại nổi điên lên. Sau khi xin lỗi, hãy trấn an trẻ bằng một cái ôm thật chặt. Bố mẹ cũng cần khuyến khích trẻ nói ra cảm xúc thật của mình.

4.Giải thích lý do tại sao bạn lại hét lên và tránh lạm dụng quyền là bố mẹ

Nếu sự tranh luận xuất phát từ sự bất đồng, thay vì nói rằng mình là cha mẹ nên có quyền đó, bạn hãy nói chuyện với trẻ một cách nhẹ nhàng, như thế trẻ sẽ hiểu vấn đề nhanh hơn.

5.Dành thời gian để xây dựng mối quan hệ thân thiết hơn với trẻ

Sự kết nối cảm xúc bằng cách nuôi dưỡng niềm tin giữa bố mẹ và con cái luôn là điều nên làm. Đặc biệt, sau khi la mắng trẻ, để tránh con cái ghét bố mẹ, cần có những hành động như vui chơi, ăn uống cùng nhau để trẻ hiểu rằng bố mẹ vẫn thương yêu mình.

Các tỷ phú luôn dạy con những bài học này để tương lai con càng thành đạt hơn

Tác giả kiêm triệu phú Steve Siebold đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về những người cực kỳ giàu có. Ông đã...