Cụ thể, sản lượng xuất khẩu của công ty đã đạt hơn 67.000 tấn trong năm qua, tăng 19,7% so với cùng kỳ. Trong khi ấy, kim ngạch đạt mức hơn 750 triệu USD, tăng 7,58% so với năm 2017. Doanh thu thuần cũng đạt gần 17.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nếu so với kế hoạch năm 2018 thì mặc dù sản lượng sản xuất năm 2018 đã đạt 103,92% so với kế hoạch nhưng các chỉ tiêu tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đều không đạt được kế hoạch công ty đặt ra.
Năm 2018, các chỉ tiêu tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của MPC đều không đạt được kế hoạch đặt ra.
Nguyên nhân theo MPC chủ yếu là do giá tôm trên thế giới giảm nên mặc dù sản lượng đạt kế hoạch nhưng các chỉ tiêu khác không đạt.
Ngoài ra, theo MPC, do hoạt động chủ yếu là xuất khẩu nên công ty còn phải chịu cạnh tranh từ những nước khác đặc biệt là Ấn Độ, Indonesia. Thêm nữa, rào cản thương mại từ các nước nhập khẩu ngày càng tăng khiến cho chi phí sản xuất, bán hàng, kiểm soát chất lượng sản phẩm tăng lên. Những nguyên nhân đó ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch sản xuất và lợi nhuận của Minh Phú.
Hiện tại, hơn 40% hàng của Minh Phú là xuất sang Mỹ với giá trị năm 2018 khoảng hơn 305 triệu USD. Thị trường lớn thứ 2 là Nhật Bản với hơn 20% kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra, một số thị trường khác như Canada, Australia, Hồng Kông,...
Với năm 2019, công ty của ông Lê Văn Quang dự tính kim ngạch xuất nhập khẩu hợp nhất là 850 triệu USD và lợi nhuận trước thuế là 2.300 tỷ đồng.
Phía MPC đã đặt ra chiến lược phát triển trong 15-20 năm tới là chiếm 25% thị phần tôm toàn cầu. Kế hoạch của Minh Phú là chủ động được nguồn nguyên liệu trong đó Minh Phú tự nuôi 50%, liên kết với các hộ 50%. MPC cũng hướng tới việc nuôi tôm trong nước biển có độ mặn 25 phần nghìn trở lên để tôm có hương vị thơm ngon và có màu sắc đỏ đẹp và giá thành tôm thấp tỷ lệ thành công cao.
"Khi đạt được 25% thị phần tôm toàn cầu trở lên thì Minh Phú sẽ là người dẫn dắt thị trường tôm toàn cầu, từ đó lợi nhuận sẽ tất yếu đạt từ 20%-30% trở lên" Minh Phú bày tỏ tham vọng.
Tiền tưởng bị mất đã được đền bù, kinh doanh đang bết bát bỗng “lội ngược dòng” tăng trưởng kỷ lục.