Dân Việt

Vì sao đèn flash của smartphone gần hết pin không thể chụp ảnh nhưng vẫn chiếu sáng được?

Phan Hoàng - Tổng hợp 01/05/2019 07:55 GMT+7
Rất nhiều người dùng cũng đang nhận thấy một nghịch lý khó hiểu: Pin gần hết sẽ bắt buộc flash máy ảnh phải tắt, nhưng khi bật flash liên tục để làm đèn pin thì vẫn thoải mái.

Rất nhiều người dùng cũng đang nhận thấy một nghịch lý khó hiểu: Pin gần hết sẽ bắt buộc flash máy ảnh phải tắt, nhưng khi bật flash liên tục để làm đèn pin thì vẫn thoải mái.

Thực chất, việc kích hoạt đèn flash khi chụp ảnh lại khác hoàn toàn so với khi dùng đèn flash để bật đèn pin, dù nghe có vẻ y hệt nhau vậy.

img

Cụ thể, khi kết hợp với chụp ảnh hoặc quay video, sẽ có cả các bộ cảm biến tinh vi cùng hoạt động một lúc, chưa kể tới cả chip tiếp nhận hình ảnh... làm việc đồng bộ với nhau để cho ra kết quả.

Bộ vi xử lý phải giải mã, điều phối và phân tích thông tin liên tục chỉ trong vài tích tắc, trong khi lượng dữ liệu lên tới cả chục hoặc vài chục triệu điểm ảnh đang sẵn sàng nhồi nhét vào bộ nhớ.

Thêm áp lực từ đèn flash, hệ thống lại phải chuyển sang xử lý thêm các yêu cầu đồng bộ khi chụp, rất có thể lượng pin hao hụt sẽ trở nên quá tải.

img

Mặt khác, khi dùng flash để bật đèn pin, đó chỉ đơn giản là một tác vụ đơn, không có những biến chuyển phức tạp ngầm trong hệ thống của smartphone. Do vậy, lượng điện năng tiêu thụ nhỏ hơn đáng kể so với tác vụ chụp ảnh.

Điều này càng trở nên rủi ro hơn với những smartphone đã bị chai pin, chỉ số hiển thị dung lượng không còn chân thực, sập nguồn là tình trạng rất dễ xảy ra và không thể đoán trước.

Tai nghe không dây của Louis Vuitton có gì sướng hơn với cái giá nghìn USD?

Thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới Louis Vuitton vừa bước vào cuộc chơi tai nghe không dây với cặp tai nghe siêu sang...