Donald Trump đang tiến hành đàm phán với các bộ để soạn thảo một thỏa thuận hạt nhân mới, CNN đưa tin, trích dẫn một số nguồn tin trong Nhà Trắng.
Một trong những quan chức chính quyền cấp cao nói rằng tổng thống Mỹ muốn Nga và Trung Quốc tham gia kiểm soát vũ khí.
Ngoài ra, trong thỏa thuận sẽ cần tính đến tất cả các loại vũ khí, ông nói.
“Chúng tôi có mong muốn cung cấp các lựa chọn cho tổng thống càng sớm càng tốt”, vị quan chức nói, đồng thời bổ sung rằng: trước đây, không một chính quyền nào thực hiện những nỗ lực như vậy.
Gần đây, nhà lãnh đạo Mỹ trong cuộc phỏng vấn của Fox News đã phát biểu: ông cho rằng tất cả các quốc gia cần phải loại trừ vũ khí hạt nhân, kể cả Nga và Trung Quốc.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính trị- quân sự thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế MGIMO, Tiến sĩ khoa học lịch sử Aleksei Podberezkin trong cuộc phỏng vấn với Sputnik đã bày tỏ quan điểm của ông về lý do tại sao Washington bắt đầu nói về việc triệt tiêu vũ khí hạt nhân.
“Vấn đề là ở chỗ: Mỹ có ngân sách quân sự khổng lồ và các công nghệ mới đang được tiếp thụ tích cực nhờ có ngân sách này. Với sự trợ giúp của các công nghệ tiên tiến, vũ khí phi hạt nhân, bằng khả năng của chúng, hiện đang tiếp cận tới vũ khí chiến lược. Ví dụ, nếu một tên lửa siêu thanh rơi vào một vật thể lớn như hàng không mẫu hạm, thì chỉ đơn giản nó sẽ phá vỡ mục tiêu ra mà không cần đầu đạn nào. Độ chính xác của các tên lửa hành trình hiện tại là khoảng một mét rưỡi, chúng có khả năng tiêu diệt các mục tiêu chiến lược", Aleksei Podberezkin nói.
Theo ông, mục tiêu của Mỹ là đạt được việc loại bỏ vũ khí hạt nhân bằng vũ khí thông thường có độ chính xác cao, loại vũ khí mà họ đặt hy vọng sẽ đạt được lợi thế theo thời gian.
"Người Mỹ muốn đạt được sự vượt trội về quân sự do những phát triển mới, ngân sách quân sự của họ cho phép họ hy vọng vào điều đó, nhưng vì điều này họ cần phải loại bỏ thành phần hạt nhân.Vũ khí tấn công hàng không vũ trụ có thể thay thế vũ khí hạt nhân về độ hiệu quả của chúng, cộng với các phương tiện của hệ thống phòng thủ tên lửa quy mô lớn mà họ tạo ra có thể được sử dụng cho cả phòng thủ và cả để tấn công. Tại sao họ cần vũ khí hạt nhân sau đó, đặc biệt là khi chúng ta có loại vũ khí đó - có thể bắt đầu nói về sự phá hủy tất cả vũ khí hạt nhân, điều đó nghe có vẻ rất cao quý, tuy nhiên, mục tiêu ở đây lại hoàn toàn khác", Aleksei Podberezkin kết luận.