Bất động sản là một loại hình kinh doanh thay đổi theo chu kỳ như khủng hoảng kinh tế thị trường hay các thỏa thuận bị đình trệ. Nhưng trên thực tế các ông trùm bất động sản ở Mỹ rất hiếm khi bị phá sản tại Mỹ bởi luật thuế của nước này.
Ông trùm phát triển bất động sản và vợ Linda Macklowe (Nguồn: Bloomberg)
Ví dụ như ông trùm phát triển bất động sản New York, Harry Macklowe, dù đã trở thành một trong những tỷ phú giàu nhất nước Mỹ nhưng ông trùm chưa từng phải trả một đồng tiền tiền thuế thu nhập kể từ những năm đầu khởi nghiệp – 1980. Đây hoàn toàn là phán quyết của tòa khi vợ chồng nhà vị tỷ phú này quyết định ly hôn vào tháng 12 năm ngoái. Phán quyết của toà cũng không hề đề cập đến việc trốn thuế của cặp vợ chồng tỷ phú này có vi phạm pháp luật hay không dù họ chia đôi rất nhiều căn hộ đắt tiền và bộ sưu tập nghệ thuật trị giá 650 triệu USD.
Không những thế, phiên tòa còn nhấn mạnh những đặc quyền đối với nhà đầu tư bất động sản ở Mỹ, những lợi thế này còn được tăng thêm do ông Trump - một đại gia bất động sản, ký ban hành luật thuế mới vào năm 2017.
Theo thống kê của Bloomberg, sau ly hôn, Macklowe tiếp tục xây dựng lại công việc kinh doanh của mình, mua tòa nhà General Motors với giá 1,4 tỷ USD vào năm 2003 và giành được sự hoan nghênh vì đã phát triển một Cửa hàng Apple bên dưới tòa nhà Fifth Avenue. Năm 2007, Tập đoàn Blackstone đã tham gia đấu thầu để có được một thoả thuận tín thác đầu tư có tên Equity Office Properties Trust. Theo một phần của thoả thuận, Macklowe đã mua 7 toà nhà văn phòng ở New York từ Blackstone - nhờ khoản đi vay 7 tỷ USD.
Một bức ảnh của Macklowe và người vợ mới, Patricia Landeau, treo bên ngoài 432 Park Avenue ở New York. (Nguồn: Bloomberg)
Macklowe tiếp tục hợp tác với các nhà đầu tư già trong một loạt các dự án khác như 432 Park Ave – tòa nhà cao nhất Tây bán cầu vào năm 2015. Hiện tại, ông đang có kế hoạch xây một toà nhà chọc trời ở Fifth Avenue, phía đông Manhattan, đây sẽ là một trong những toà nhà văn phòng cao nhất thế giới. Các cuộc thăng trầm đó đã tạo ra những tổn thất, cùng với các khoản giảm thuế bất động sản khác, có thể giúp các hóa đơn thuế của Macklowe luôn ở mức 0.
Các vấn đề liên quan đến thuế của người đàn ông này gây chú ý sau vụ ly hôn, vì hai bên đều không đồng ý về cách định giá các khoản tín dụng thuế và nợ mà ông có trong sự nghiệp của mình. Bà Linda cho biết chồng cũ đã sử dụng khoản lỗ ròng từ hoạt động kinh doanh 448 triệu USD để xoá bỏ các khoản thuế thu nhập cá nhân mà đáng lẽ ông này đã phải nộp cho chính phủ trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2015. Chính thủ thuật này đã giúp cặp vợ chồng được miễn giảm thuế và tận hưởng một cuộc sống xa hoa, bao gồm các ngôi nhà tại khách sạn Plaza và ở East Hampton cũng như mua một du thuyền với giá hơn 23 triệu USD.
Luật thuế của Mỹ được ban hành để tính toán lợi nhuận theo thời gian, cho phép các doanh nghiệp xoá lỗ trong 1 năm bằng sự bù đắp từ thu nhập trong năm tiếp theo. Đối với hầu hết các công ty, điều khoản này được giới hạn ở các khoản lỗ trên vốn tự có của họ, trái với lỗ từ vốn đi vay.
Luật thuế được ký bởi ông Trump đã mang lại một số lợi ích chưa từng có cho ngành bất động sản. Nhiều nhà đầu tư bất động sản báo cáo thu nhập kinh doanh trên lợi nhuận cá nhân của họ và luật pháp đã tạo ra khoản khấu trừ 20%, bao gồm giảm thuế cho chủ sở hữu bất động sản trong khi không tạo điều kiện cho các lĩnh vực kinh doanh khác.
Mặc dù luật pháp đã giới hạn mức thu nhập có thể được bù đắp bằng các khoản lỗ trong quá khứ ở mức 80%, nhưng nó cũng tạo ra một lợi thế cho phép các nhà đầu tư bất động sản trì hoãn hoặc thậm chí loại bỏ các khoản nợ lãi bằng cách đổ tiền vào các khu vực được chỉ định là vùng cơ hội (opportunity zone).
Trong 4 tháng đầu năm nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó, lĩnh vực hoạt động...