Hàng năm, vào kỳ thi THPT Quốc gia lại có hàng loạt học sinh, sinh viên phải nhập viện tâm thần do áp lực học hành, thi cử.
Theo các chuyên gia giáo dục Đại học Thành Đô, áp lực “đỗ đạt” từ phía gia đình hoặc bản thân các em lại là nguyên nhân chính gây nên rối loạn stress. Một số gia đình đã kỳ vọng cao hơn khả năng thực có của con cái điều đó tạo nên nhưng áp lực lớn cho con.
Một số gia đình đã kỳ vọng cao hơn khả năng thực có của con cái điều đó tạo nên nhưng áp lực lớn cho con. (Ảnh minh họa).
Do đó, để tránh việc nhiều học sinh bị stress khi gặp thất bại trong học tập, chuyên gia giáo dục Đại học Thành Đô khuyến cáo cha mẹ nên khuyên các con tự sắp xếp thời gian học và nghỉ ngơi phù hợp. Trong đó, giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng vì đây là lúc các tế bào thần kinh thải độc và lấy chất dinh dưỡng. Không nên học quá khuya hoặc học quá nhiều sẽ gây mệt mỏi, căng thẳng thần kinh.
Cha mẹ cũng nên khuyên các em nên dành ít nhất 6 tiếng/ngày để ngủ và giấc ngủ phải sâu. Không nên dùng thuốc bổ thần kinh, tăng cường trí nhớ bởi chỉ có một vài loại có tác dụng hỗ trợ học sinh trong thời gian ôn thi căng thẳng nhưng hiệu quả rất nhỏ.
Cha mẹ nên chia sẻ với con, tránh cho con có tâm trạng lo lắng thái quá, ảnh hưởng đến sự tập trung và phân tán tư tưởng của con khi ôn thi. Cần tăng cường chế độ dinh dưỡng cho con trước và trong thời gian ôn thi.
Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi dạy con, các bậc cha mẹ cần chú ý tới việc giáo dục nhân cách và nâng cao bản lĩnh cho các em để vững vàng đối mặt với những khó khăn, áp lực trong cuộc sống. Trang bị cho con kỹ năng sống, giúp con thích ứng với stress. Cha mẹ cũng phải nhìn nhận đúng năng lực và sở trường của con em mình, từ đó động viên, khuyến khích các em học, tránh tạo áp lực căng thẳng, kỳ vọng quá mức với các em.
“Cha mẹ hãy tìm hiểu sức học của con, cùng con lựa chọn bậc học, ngành học phù hợp; Coi con là người bạn để chia sẻ mong muốn và nguyện vọng của con trẻ; Không nên mắng mỏ, xỉ vả con khi con không bởi làm như thế chỉ khiến con trẻ bị tổn thương nặng hơn”, các chuyên gia giáo dục Đại học Thành Đô chia sẻ.
Đặc biệt, cha mẹ khuyên các con uyệt đối các em không được bỏ bữa sáng, điều đó rất nguy hiểm. Sau một đêm dài cơ thể bị bỏ đói, chỉ khi được nạp năng lượng thì đầu óc mới có thể minh mẫn để tập trung ôn luyện.
Sau ăn 30 - 60 phút mới được học, thời gian này tranh thủ nghỉ ngơi, đi dạo nhẹ nhàng, hít thở sâu, theo dõi hơi thở để không nghĩ ngợi cho não thực sự được nghỉ.
Không nên ăn đến khi thấy cảm giác quá no ở các bữa ăn chính, chỉ ăn no khoảng 80%. Nếu bữa nào các em cũng ăn quá no, máu sẽ tập trung về dạ dày và ruột để tiêu hóa lượng thức ăn thừa nên sẽ giảm lượng máu lên não dễ dẫn tới buồn ngủ, do đó khả năng tiếp thu bài vở sẽ giảm.
Gần đến ngày thi, các em không nên ăn các thức ăn lạ khó tiêu hóa hoặc những loại thức ăn đã từng gây rắc rối đối với bản thân trước đây. Nên tránh ăn thức ăn đường phố đến mức thấp nhất vì rất có thể các em sẽ bị ngộ độc.
Đã có hàng trăm học sinh TQ tham gia vào màn xé sách tập thể này!