Cuộc chiến tranh Sáu ngày hay còn gọi là chiến tranh Ả Rập-Israel lần thứ ba là cuộc chiến giữa một bên là quốc gia Israel nhỏ bé với một bên là các nước láng giềng Hồi Giáo hùng mạnh gồm: Ai Cập, Jordan và Syria. Cái tên cuộc chiến 6 ngày được sử dụng rộng rãi vì cuộc chiến ngắn ngủi này chỉ diễn ra từ ngày 5.6.1967 tới ngày 10.6.1967, kéo dài đúng 6 ngày. Nguồn ảnh: Times.
Trong cuộc chiến này, các nước thuộc liên minh Ả Rập còn nhận được sự ủng hộ về tài chính và vũ khí từ các nước khác như Iraq, Ả Rập Saudi, Kuwait và Algerie. Nguồn ảnh: Jewish.
Nguyên nhân của cuộc chiến tranh bắt đầu từ việc Ai Cập trục xuất Lực lượng khẩn cấp của Liên Hiệp Quốc khỏi Bán đảo Sinai và dàn 100.000 quân cùng hơn 1000 xe tăng đến sát biên giới Israel trên bộ, phong tỏa cử ngõ vào Vịnh Aqaba và khóa mọi đường giao thông trên biển đi vào Israel. Nguồn ảnh: Encyc.
Phía Ai Cập còn kêu gọi các nước Ả Rập thống nhất lại để có hành động "trừng trị, đối phó với Israel". Nguồn ảnh: Global.
Trước nguy cơ bị "xóa sổ" khỏi bản đồ thế giới thêm một lần nữa, Israel buộc phải tấn công phủ đầu trước để giành thế chủ động. Nguồn ảnh: Atlantic.
Hành động quân sự đầu tiên và cũng là đòn phủ đầu mang tính quyết định của Israel nhắm vào Ai Cập chính là cuộc tấn công phủ đầu vào Không quân nước này. Trong số các quốc gia Ả Rập thời đó, Không quân Ai Cập là lực lượng đông và hiện đại nhất đã bị phía Israel gần như "xóa sổ" hoàn toàn, phần lớn các máy bay của Ai Cập bị phá hủy khi chúng còn đang nằm dưới mặt đất. Nguồn ảnh: BBC.
Không chỉ các máy bay của Ai Cập mà phần lớn các sân bay quân sự quan trọng nhất của quốc gia này cũng bị Quân đội Israel phá hủy hoàn toàn, chỉ sau 12 giờ kể từ lúc phát động tấn công, phía Israel tuyên bố đã phá hủy 416 máy bay địch. Không quân Ả Rập chính thức bị xóa sổ. Nguồn ảnh: National.
Ngay sau khi Không quân Ả Rập bị tiêu diệt, bộ binh Israel bao gồm các đơn bị lục quân, thiết giáp và pháo binh bắt đầu mở cuộc tấn công ào ạt vào Dải Gaza và Bán đảo Sinai. Nguồn ảnh: Mosaic.
Dù có trang thiết bị gần như tương đương nhưng quân số không nhiều bằng quân đội Ai Cập, phía Israel vẫn dành được chiến thắng một cách dễ dàng khi tấn công vào khu vực thung lũng Sinai. Nguồn ảnh: Mint.
Cần phải nói thêm, phía Ai Cập bố trí quân đội phòng thủ ở khu vực này theo kiểu phòng thủ chiều sâu với các đơn vị xe tăng liên tục cơ động còn bộ binh phải giữ được vị trí của mình. Đây là kiểu chiến thuật phòng thủ phổ biến nhất do Liên Xô xây dựng nhưng từ lâu đã sớm bị Israel bắt bài qua các cuộc chiến tranh trước đây với Ả Rập và bản thân chiến thuật này cũng không phù hợp với tinh thần chiến đấu của binh lính Ả Rập. Nguồn ảnh: BBC.
Một cố vấn quân sự của Syria bị phía Israel bắt giữ trong cuộc tấn công phủ đầu. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Sau chỉ một ngày giao tranh, dù phía Ai Cập vẫn còn nhiều đơn vị nguyên vẹn, hoàn toàn không có thương vong tổn thất nào đáng kể nhưng lại nhận được lệnh rút lui từ tổng hành dinh. Mệnh lệnh này đã khiến tinh thần lính Ai Cập xuống cực kỳ thấp vì họ nghĩ toàn bộ các đơn vị đồng minh đã bị đánh bại dù rằng thực tế lại không phải vậy. Nguồn ảnh: Haar.
Kết quả, tới ngày 10.6 phía Irael quyết định kết thúc chiến dịch, ngồi vào bàn đàm phán với các nước Ả Rập. Israel đã chiếm được Dải Gaza, bán đảo Sinai, vùng Bờ Tây sông Jordan và cao nguyên Golan. Nguồn ảnh: Israel.
Dù dành chiến thắng vang dội như vậy, tổn thất của Quân đội Israel vẫn thấp hơn rất nhiều những gì họ ước tính. Tổng cộng phía Israel chỉ mất khoảng 800 quân, 2563 lính bị thương, 46 máy bay bị phá hủy. Trong khi đó, Không quân Ai Cập đã bị xóa sổ, 21 ngàn quân thiệt mạng, 45 ngàn bị thương. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Khi lãnh đạo các nước Ả Rập tham chiến đổ lỗ thất bại do vũ khí Liên Xô quá kém, Đại sứ Liên Xô tại Beirut, Asimov đã nói thẳng với Tổng thống Sirya lúc bấy giờ rằng: “Chúng tôi đã cung cấp cho các ngài một số lượng khổng lồ các loại vũ khí mà các đồng chí Việt Nam của chúng tôi có nằm mơ cũng không thấy. Tuy nhiên, Quân đội Việt Nam, được trang bị những loại vũ khí lạc hậu hơn nhiều so với các ngài đang chiến đấu và chiến thắng một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới (Mỹ)”. Rõ ràng, nhân tố con người mới là yếu tố quyết định trong cuộc chiến tranh 6 ngày này. Nguồn ảnh: France.