Bộ trưởng Tô Lâm trong lần tiếp công dân (ảnh Bộ Công an).
Cụ thể các ngày tiếp công dân của Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Công an như sau:
1 Ngày 15.01.2019: Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng
2 Ngày 15.2.2019: Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng
3 Ngày 15.3.2019: Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng
4 Ngày 15.4.2019: Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng
5 Ngày 15.5.2019: Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng
6 Ngày 17.6.2019: Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng
7 Ngày 15.7.2019: Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng
8 Ngày 15.8.2019: Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng
9 Ngày 16.9.2019: Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng
10 Ngày 15.10.2019: Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng
11 Ngày 15.11.2019: Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng
12 Ngày 16.12.2019: Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng
Thời gian: Buổi sáng từ 8h00 đến 11h30, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30.
Địa điểm: Tại điểm tiếp công dân của Bộ Công an, số 3 Nguyễn Thượng Hiền, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Theo quy định của Luật tiếp công dân, Bộ, cơ quan ngang bộ thành lập bộ phận tiếp công dân hoặc bố trí công chức thuộc Thanh tra bộ làm công tác tiếp công dân.
Việc tiếp công dân của tổ chức trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định phù hợp với yêu cầu, tính chất tổ chức và hoạt động của từng tổ chức.
Về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân, Luật quy định người đứng đầu phải trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân ít nhất 1 ngày trong 1 tháng tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan mình.
Nghị định 64/2014, hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân cũng quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập tại điều 4. Theo đó, người đứng đầu trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân ít nhất 1 ngày trong 1 tháng tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình.
Vào tháng 2.2019, Bộ Chính trị có ban hành Quy định về trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý phản ánh, kiến nghị của dân. Điều 3 của Quy định nêu rõ:
1. Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, yêu cầu của cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy cấp trên trong công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân.
2. Trực tiếp thực hiện việc tiếp dân, kịp thời đối thoại với dân khi cần thiết và xử lý, giải quyết các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân theo thẩm quyền.
3. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc người đứng đầu cấp ủy, tổ chức, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền chấp hành quy định về công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân.
4. Ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy chế tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phân công một cơ quan, đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo và theo dõi, tổng hợp, tham mưu cho người đứng đầu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của dân trên địa bàn; bố trí địa điểm, điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết, thuận lợi cho người dân đến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.
5. Chỉ đạo, hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo đảm trật tự, an toàn cho việc tiếp dân; bảo vệ người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.
6. Thông báo thời gian, địa điểm tiếp dân trên trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức (nếu có) và trụ sở làm việc của người đứng đầu cấp ủy hoặc địa điểm tiếp dân...