Dân Việt

Quảng Bình: Ly kỳ dưới rừng "báu vật" lộc vừng dáng lạ hơn 400 tuổi

Anh Tập 22/05/2019 06:30 GMT+7
Rừng lộc vừng khoảng 1.000 cây cổ thụ, dáng lạ hơn 400 tuổi được xem là “báu vật” của làng Phú Thọ, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Đến với làng Phú Thọ, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong những ngày nắng như đổ lửa, PV Dân Việt ngỡ ngàng với rừng lộc vừng cổ thụ (hay còn gọi là cây mưng) có tuổi đời hơn 400 năm, dáng thế độc, lạ và đang độ nở hoa, rụng đầy trên mặt đất, mặt nước.

img

Rừng lộc vừng hơn 400 năm tuổi ở làng Phú Thọ, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình). Ảnh: AT

Theo các cụ cao niên, rừng lộc vừng có từ hơn 400 năm trước, lúc nhỏ các cụ cao niên đã thấy rừng lộc vừng bao bọc quanh làng, che chắn mưa gió, bão lũ. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ, cánh rừng là nơi để người dân ẩn nấp tránh đạn bom của quân thù.

img

Hoa lộc vừng rơi đỏ trên mặt nước trông như một bức tranh tuyệt đẹp. Ảnh: AT

img

Ông Nguyễn Văn Minh cho biết, cả làng đều xem rừng lộc vừng là di sản vô giá. Ảnh: AT

img

Cây lộc vừng già, vỏ xù xì, cành chằng chịt, thế trực tự nhiên. Ảnh: AT

img

Các con đường dẫn vào làng đỏ rực hoa lộc vừng. Ảnh: AT

img

Hoa lộc vừng đa số nở về ban đêm, đến sáng sớm sẽ rụng. Ảnh: AT

img

Nhiều cây sống dựa vào thân cây lộc vừng. Ảnh: AT

img

Người dân nghỉ mát dưới gốc cây lộc rừng sau những giờ làm nông. Ảnh: AT

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Lê Văn Thương - Trưởng thôn Phú Thọ, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) cho biết: “Rừng lộc vừng tại làng Phú Thọ có diện tích khoảng 2ha, với gần 1.000 gốc. Khoảng 5 năm trước, phong trào chơi lộc vừng rộ lên, thời điểm đó có những gốc lộc vừng cổ thụ thế đẹp được trả giá tiền tỷ nhưng dân làng quyết không bán. Bởi, sâu trong tiềm thức của họ rừng lộc vừng được xem là báu vật của làng, lá phổi xanh của làng. Đặc biệt, chúng còn được xem là cây mang lại phát tài, phát lộc. Để bảo vệ rừng lộc vừng không bị chặt phá, người dân làng Phú Thọ đã lập ra “hương ước bảo vệ”. Trong đó, có những quy ước vừa có tính nhân văn vừa có tính răn đe".