Lực lượng quân đội Nga tại Crimea.
"Tôi tin rằng chúng ta sẽ giải phóng quê hương của người Tatar ở Crimea khỏi sự chiếm đóng. Cho dù con đường trở về Crimea có thể kéo dài bao lâu, chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua cùng với kyrymly (người Tatar ở Crimea). Chúng ta sẽ làm điều đó. Đừng quên rằng ngay cả đêm tối dài nhất cũng kết thúc bằng bình minh" - Zelensky viết trên Facebook.
Thành viên Hội đồng Liên bang Alexei Pushkov bình luận trên Twitter về tuyên bố trên của ông Zelensky.
“Tôi ngạc nhiên nếu toàn bộ sự nhiệt tình của tổng thống mới của Ukraine chỉ là chính sách mị dân: tất cả chỉ là lời nói rỗng tuếch về danh dự, về giải phóng quê hương Tatar Crimea khỏi sự xâm chiếm nào đó. Chỉ mong khu vực này không phải là nơi duy nhất mà Zelensky thể hiện bản thân”, ông Pushkov nói.
Trước đó, trong bài phát biểu nhân Ngày tưởng niệm các nạn nhân vụ diệt chủng người Tatar Crimea, Zelensky bày tỏ hy vọng rằng Ukraine sẽ giải phóng "quê hương của người Tatar Crimea khỏi sự chiếm đóng".
Văn phòng của Zelensky tuyên bố không công nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý về việc thống nhất Crimea với Nga. Bản thân nhà lãnh đạo Ukraine mới được bầu đã tuyên bố rằng bán đảo sẽ trở lại Ukraine sau khi thay đổi quyền lực ở Nga. Tuy nhiên, Zelensky thừa nhận rằng ông không biết làm thế nào để lấy lại Crimea ngay sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống.
Trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, đại diện của 20 dân tộc, bao gồm Hy Lạp, Armenia, Đức, Bulgari, đã bị trục xuất khỏi Crưm vì bị tình nghi hoặc bị buộc tội phản quốc. Người Tatar ở Crưm phải chịu tổn thất nhiều nhất, khi đó hơn 183 000 người phải đi khỏi bán đảo. Cuộc trục xuất của họ bắt đầu vào ngày 18/5/1944. Sau cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 3/2014, Crimea trở thành một phần của Liên bang Nga và vào tháng 4 năm đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các biện pháp phục hồi cho người Tatar và các dân tộc khác của Crimea.