Dân Việt

Lưu Bị tạo dựng nên nhà Thục bằng cách nào? (Kỳ 2): Không chịu gục ngã

TH 30/05/2019 06:30 GMT+7
Bản lĩnh của Lưu Bị không ít lần được các nhân sỹ anh hùng công nhận và tán thưởng. Thậm chí, Tào Tháo từng phải thốt lên rằng: “Trong thiên hạ này anh hùng chỉ có ta và Lưu Bị.”

img

Lưu Bị. - Ảnh minh họa: Nipic.

Không ngừng cố gắng nỗ lực thoát ly sự lệ thuộc

Tuy Lưu Bị từng phải đi theo rất nhiều người, nhưng ông vẫn giữ cho mình tính độc lập nhất định.

Khi thời cơ chưa đến nhẫn nại chờ đợi, có thời cơ liền nắm bắt một cách hoàn hảo, đây cũng là một điều kiện quan trọng trong việc lập quốc sau này của Lưu Bị.

Lưu Bị từng dưới trướng Công Tôn Toán, khi Lưu Bị cùng Thứ sử Thanh Châu đem quân đến Từ Châu cứu viện, lúc đó mặc dù mới chiêu dụ hơn một nghìn quân binh, nhưng vẫn được coi là người có lực lượng trong tay.

Điều này giúp Lưu Bị được Đào Khiêm cất nhắc lên vị trí Thứ sử Ích Châu, sau đó cũng giúp ông được giao phó chức vụ Thứ sử Từ Châu khi Đào Khiêm qua đời.

Bị Lữ Bố đánh lén, Lưu Bị bất đắc dĩ phải quy hàng, nhưng rất nhanh đã chiêu tập được hơn một vạn binh.

Chính điều này đã dấy lên sự cảnh giác của Lữ Bố, nhân lúc lực lượng này của Lưu Bị còn chưa vững mạnh liền xử lý triệt để.

Lưu Bị cũng là người tham gia vào âm mưu bí mật giết Tào Tháo cùng với nhóm người Đổng Thừa.

Tìm cơ hội đi đến những vùng đất khác, không phải là hành động tháo chạy của Lưu Bị mà chính là muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào người khác, đây phải chăng là nguyên nhân Bị tìm cách giết Thứ Sử Từ Châu Xa Vị?

Tính độc lập của Lưu Bị được thể hiện rõ nét trong mối quan hệ với Tôn Quyền. Vốn dĩ, khi Tào Tháo tấn công vào Phán Châu, quân Lưu Bị nhận thất bại một cách nhanh chóng, Lưu bị lúc này bị đẩy đến bờ vực không đường lui.

Nhưng sau thắng lợi của Tôn Quyền, lại giúp Lưu Bị tìm thấy được lý tưởng và mục đích thật sự của mình.

Bởi vậy Lưu Bị liên tục bỏ qua lời phản đối của vị quân sư tài ba Gia Cát Lượng, chính mình tìm cách đến Đông Ngô chỉ để có được sự công nhận của Tôn Quyền.

Chu Du của Đông Ngô khi đó khuyên Tôn Quyền nên giam giữ Lưu Bị, tuy nhiên Tôn Quyền lại muốn lợi dụng lực lượng của Lưu Bị nhằm áp chế Tào Tháo, không những công nhận vị trí Thứ sử Từ Châu của Bị, mà còn lấy vùng đất Phán Châu mới giành được trực tiếp cho Lưu Bị nắm giữ một thời gian.

Nếu như, Lưu Bị cam chịu lệ thuộc hoàn toàn, không nắm bắt được cơ hội đoạt lấy bốn quận của Giang Nam, Tôn Quyền liệu có giao Phán Châu cho Lưu Bị tự mình quản lý?

Không có Phán Châu, chiếm Tây Xuyên có lẽ chỉ là giấc mộng của Lưu Bị mà thôi.

Trong Tam Quốc, ngoài Lưu Bị, rất khó có thể tìm kiếm một người dù trong hoàn cảnh bị lệ thuộc vẫn luôn nỗ lực giữ vững sự tách biệt rõ ràng, không bỏ qua bất cứ một cơ hội nào để thoát ly sự kìm kẹp, phụ thuộc đó.

Khó trách, Tào Tháo từng phải thốt lên rằng: “Trong thiên hạ này anh hùng chỉ có ta (Tào Tháo) và Lưu Bị."

Lưu Bị biết cách dùng người, có chữ tín, được lòng người đời

Là một vị Hoàng Đế khai quốc, Lưu Bị không thể chiến đấu một cách đơn độc, mà cần phải có một đội ngũ văn thần võ tướng phù tá mới có thể làm nên nghiệp lớn. Cách dùng người của Lưu Bị từ xưa đến nay luôn nhận được nhiều lời tán thưởng.

Trong số Quan Vũ, Trương Phi, Tôn Càn, Giản Ung có người theo Lưu Bị từ khi bắt đầu đại nghiệp, có người là sau này khi Lưu Bị đến Từ Châu, cho dù Lưu Bị gặp sai lầm hay thất bại những anh tài kiệt xuất này vẫn luôn theo sát bên cạnh chủ tướng, một lòng cống hiến cho Đại Nghiệp dựng nước của Lưu Bị.

Vậy nguyên do nào khiến những người này nguyện “đồng sinh cộng tử” cùng Lưu Bị?

img

Lưu Bị cùng thuộc hạ. -Ảnh minh họa: Nipic.

Điều này phải nhắc đến chuyện của Quan Vũ. Khi đó vì bất đắc dĩ Quan Vũ phải quy thuận Tào Tháo. Nghe ngóng được tin tức của Lưu Bị, Quan Vũ ngay lập tức tìm cơ hội gặp mặt nói rằng muốn trả ân nghĩa năm xưa với Lưu Bị.

Cho dù được Tào Tháo hết sức trọng dụng, ban chức tướng, ban thưởng bổng lộc hậu hĩnh cũng không màng, chỉ nguyện hết lòng vì người có nghĩa.

Chỉ cần nhìn cách Lưu Bị đối đãi với Gia Cát Lượng, có thể thấy Lưu Bị là một vị quân chủ biết cách thu phục và trọng dụng người tài.

img

Quân sư tài ba Gia Cát Lượng. -Ảnh minh họa: Baidu.

Khi Gia Cát Lượng gặp mặt Lưu Bị, tuy rằng đã có một chút danh tiếng nhưng nói cho cùng Lượng cũng chỉ là một thư sinh trẻ tuổi, kinh nghiệm non yếu.

Cho dù vậy, vẫn luôn được Lưu Bị hết sức tín nhiệm thậm chí điều này còn làm nổi lên lòng ghen ghét của Trương Phi, Quan Vũ và không ít thuộc hạ của Lưu Bị.

Nhờ vào Gia Cát Lượng, Lưu Bị không những tiến vào được Tây Xuyên, từ đó còn tìm cho đứa con trai yếu kém của mình một chỗ dựa vững chắc.

Chu đáo và hiểu lòng người

Trước kia Bàng Thống là thuộc hạ của Chu Du, thời điểm Lưu Bị đến Đông Ngô, Chu Du từng muốn Tôn Sách bắt giữ Lưu Bị.

Khi Lưu Bị nhắc lại chuyện này, trước tiên đã khuyên nhủ Bàng Thống “Tại Quân Vi Quân”, tức là bản thân phục vụ ai thì việc hết lòng vì người đó là điều đương nhiên, để Bàng Thống không phải khúc mắc vì chuyện quá khứ.

Em trai của Mi Trúc là Mi Phương đầu hàng Tôn Quyền, dẫn đến Quan Vũ tấn công thất bại, tử mạng.

Mi Trúc tự trói mình đến trước mặt Lưu Bị nhận tội, Lưu Bị biết Mi Trúc không có liên quan đến việc này, không trách phạt đồng thời vẫn đối đãi với Mi Trúc như trước.

Trong xã hội phong kiến, việc xử phạt liên đới là chuyện hết sức bình thường, nhưng Lưu Bị không vì tội lỗi của em trai mà trách tội anh trai Mi Trúc quả thực cho thấy Lưu Bị chính là một vị quân chủ anh minh lỗi lạc.

Một người đáng tin cậy

Lữ Bố sau khi rời thành Trường An, chủ yếu dành thời gian tìm hiểu chiêu mộ nhân tài bốn phương.

Tuy nhiên, con người Lữ Bố trước nay không nhận được hảo cảm của người khác, thậm chí có người từng công khai từ chối yêu cầu của Lữ Bố, có tiếp nhận cũng không quá tin tưởng.

Cùng trong hoàn cảnh đó, Lưu Bị lại nhận được sự tín nhiệm của vô số chư hầu.

img

Lưu Bị sau khi lên ngôi. - Ảnh: Baidu.

Khi Lưu Bị rời khỏi Tào Tháo, Viên Thiệu đều có lý do đường đường hoàng và đều nhận được sự đồng ý của chủ tướng mới bắt đầu lên đường.

Kể cả sau này Phán Châu cũng là do Tôn Quyền tự nguyện cho Lưu Bị mượn, mà không hề có sự ép buộc nào.

Lưu Bị là một vị quân chủ không chịu gục ngã trước thất bại, không phụ thuộc người khác, thậm chí hoàn cảnh bất đắc dĩ cũng vẫn giữ cho mình tính độc lập nhất định, biết nhìn người, trọng dụng nhân tài.

Những điều này chắc chắn chính là lý do giúp Lưu Bị có thể thành công lập nên nhà Thục.

Không những thế kể cả sau này Lưu Bị vẫn không ngừng nhận được những lời tán thưởng của hậu nhân, ngoài việc ca ngợi Lưu Bị có tài dựng nước thì chính là nhân cách tốt đẹp của vị quân chủ này.

Nếu không bàn đến ngôi vị Đế Vương, về phương diện công việc, tạo dựng nghiệp hay trong khi nỗ lực theo đuổi bất cứ một việc nào đó, Lưu Bị vẫn luôn là một tấm gương điển hình đáng để thế hệ sau học tập và noi theo.