Dân Việt

Đại gia tuần qua: Ông Phạm Nhật Vượng lộ tham vọng khủng thế nào?

Phương Linh 01/06/2019 15:55 GMT+7
Vinhomes của ông Phạm Nhật Vượng trong năm 2019 dự kiến đạt lợi nhuận sau thuế lên tới 20.600 tỷ đồng, tăng gần 40% so với 2018. Trong khi đó, với Vinsmart, công ty này đang nhắm tới mục tiêu khủng là 5 triệu thiết bị cầm tay mỗi năm.

"Con cưng" tỷ phú đô la tiết lộ kế hoạch lãi khủng

Loạt thông tin về các công ty liên quan tới ông Phạm Nhật Vượng tuần qua xuất hiện dồn dập. Đáng chú ý là Đại hội cổ đông Công ty cổ phần Vinhomes tổ chức ngày 27/5 với chỉ tiêu mảng kinh doanh bất động sản năm 2019 của Vinhomes sẽ mang về 73.200 tỷ doanh thu, tăng gần 90% so với 2018. Vinhomes dự kiến thu về 16.700 tỷ lợi nhuận sau thuế từ mảng này.

img

Vinhomes của ông Phạm Nhật Vượng trong năm 2019 dự kiến đạt lợi nhuận sau thuế lên tới 20.600 tỷ đồng.

Ngoài ra, thông qua hoạt động hợp tác kinh doanh bất động sản với Vingroup và các đơn vị thành viên, Vinhomes cũng dự kiến thu về 3.900 tỷ đồng lợi nhuận.

Qua đó, tổng lợi nhuận sau thuế của VHM trong năm 2019 dự kiến lên tới 20.600 tỷ đồng, tăng gần 40% so với 2018.

Ở hướng khác, tuần qua, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đã thông báo kết quả giao dịch mua 205,7 triệu cổ phiếu VIC của SK Investment Vina II - quỹ thành viên của SK Group. Qua đó, đơn vị này đã trở thành cổ đông lớn của Tập đoàn Vingroup từ ngày 21/5 với sở hữu 6,15% vốn điều lệ. Theo tính toán, số lượng cổ phiếu VIC do SK Investment Vina II Pte.Ltd nắm giữ đang có giá trị khoảng 23.660 tỷ đồng, tức hơn 1 tỷ USD.

Báo chí trong nước tuần qua cũng dẫn bài viết trên Financial Times cho biết, Vingroup đang nhắm tới mục tiêu sản xuất 5 triệu thiết bị cầm tay mỗi năm tới năm 2021, qua đó định hình lại thị trường smartphone tại Việt Nam.

Ông Trần Quý Thanh trúng đấu giá khu 'đất vàng' Vũng Tàu

Tuần qua, theo Cổng thông tin điện tử của UBND Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh này đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng 18.165 m2 đất ngay trung tâm thành phố.

Có 5 tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá gồm ông Trần Quý Thanh, Công ty Cổ phần phát triển và Kinh doanh nhà, Công ty cổ phần Hưng Thịnh Land, Công ty cổ phần Tập đoàn Địa ốc Cát Tường, và một hợp danh giữa Công ty CPTM Du lịch Vũng Tàu - Sài Gòn và Công ty cổ phần đầu tư Hacom Holdings.

Sau chín vòng bỏ phiếu kín, ông Thanh là người duy nhất trúng đấu giá tài sản với 394 tỷ đồng, cao hơn khởi điểm gần 140 tỷ đồng.

Khu đất ông Thanh mua trúng đấu giá là đất công, được tỉnh BR-VT giao Trung tâm Phát triển Quỹ đất quản lý. Vị trí khu đất rất đẹp khi nằm trên đường vào bãi tắm Long Cung, gần hàng loạt Khu du lịch nghỉ dưỡng khác của TP Vũng Tàu đã và đang được triển khai xây dựng như khu Thanh Bình, Vũng Tàu Agenrcy của công ty CP Trùng Dương Thái Sơn.

FLC của ông Trịnh Văn Quyết đề xuất làm 3 dự án gần 2.600 ha

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC vừa đề xuất đầu tư 3 dự án lớn tại tỉnh Bắc Kạn.

Cụ thể, Khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí và đô thị sinh thái Bắc Sông Cầu - hồ Nặm Cắt sẽ được xây dựng trên diện tích hơn 690 ha với các hạng mục khu nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái, đô thị sinh thái…

img

 Công ty cổ phần Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết vừa đề xuất đầu tư 3 dự án lớn tại tỉnh Bắc Kạn.

Khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí và đô thị sinh thái Quảng Khê sẽ được xây dựng trên diện tích hơn 500 ha với các hạng mục khu đô thị du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng, nhà dịch vụ bên sông…

Trong khi đó, Khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị sinh thái hồ Ba Bể dự kiến được xây dựng trên diện tích hơn 1.400 ha với các hạng mục khu nhà ở sinh thái, công viên mạo hiểm, du lịch ven sông, resort năm sao, sân golf 18 lỗ…

Ông Lê Thành Vinh, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC cho biết, các dự án này đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy vậy, đại diện FLC chưa công bố tổng mức vốn đầu tư.

Trước đó FLC cũng đề xuất không ít dự án khủng như: đầu tư sân vận động 100.000 chỗ ngồi tại Hà Nội, xây nhà ga T3 tại Tân Sơn Nhất hay 3 dự án nghỉ dưỡng sinh thái ở Hà Giang,...

Công ty của Bầu Thắng chính thức sáp nhập vực dậy đại gia gỗ

CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) thông báo đã hoàn tất đợt chào bán 95,6 triệu cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi cổ phần CTCP Sứ Thiên Thanh. Sau phát hành, Gỗ Trường Thành sẽ tăng vốn lên 3.146 tỉ đồng.

Sau khi sáp nhập, Sứ Thiên Thanh sẽ bị chấm dứt sự tồn tại. Đồng thời, Gỗ Trường Thành kế thừa toàn bộ quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và chịu trách nhiệm với các giao dịch.

Sứ Thiên Thanh là công ty do CTCP Đồng Tâm của "Bầu" Thắng sở hữu 47,3% vốn điều lệ. Doanh nghiệp này hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn vật liệu xây dựng; khai thác đá, cát sỏi.

img

TTF thông báo đã hoàn tất đợt chào bán 95,6 triệu cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi cổ phần CTCP Sứ Thiên Thanh.

Với TTF, HoSE hồi tháng 4 đã thông báo về việc chuyển cổ phiếu TTF sang diện kiểm soát. Nguyên nhân bởi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2017 của TTF âm hơn 1.406 tỷ đồng.

Lãi khủng, đại gia xăng dầu dự chi hơn 3.000 tỷ đồng cổ tức

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - mã PLX) vừa có báo cáo kinh doanh quý 1 với doanh thu gần 42.000 tỷ đồng, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy vậy, theo báo cáo, lợi nhuận trước thuế của Petrolimex vẫn tăng mạnh 30% so với cùng kỳ, lên mức 1.568 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 1.295 tỷ đồng, tăng 29% cùng kỳ năm trước.

Petrolimex vừa có thông báo cho biết, ngày 31/5 là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2018 bằng tiền với tỷ lệ 26%, tương ứng mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 2.600 đồng.

Với khối lượng chứng khoán đang lưu hành hơn 1.170 triệu cổ phiếu, Petrolimex dự kiến sẽ chi hơn 3.042 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.

Năm 2019, vị đại gia xăng dầu đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 195.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 5.250 tỷ đồng.

Mỹ-Trung thương chiến, đại gia Việt nào “ngư ông đắc lợi” nhất?

Theo VNDirect, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung chắc chắn sẽ cải thiện triển vọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong...