Sau đính chính, tiền điện tăng gần gấp đôi
Mạng xã hội tuần qua xôn xao khi một thành viên chia sẻ hình ảnh tờ thông báo đính chính lại tiền điện của một cửa hàng ở TPHCM.
Tờ thông báo đính chính có ghi: Trong kỳ ghi điện tháng 6/2019, chúng tôi đã thông báo lượng tiêu thụ điện của quý khách là 8336 kWh với tổng số tiền thanh toán là 23.950.648 đồng. Qua kiểm tra chúng tôi nhận thấy điện năng tiêu thụ và tổng số tiền thanh toán trên là chưa chính xác.
Mạng xã hội tuần xâo xao khi một thành viên chia sẻ hình ảnh tờ thông báo đính chính lại tiền điện của một cửa hàng ở TPHCM.
Chúng tôi thành thật xin lỗi quý khách hàng và xin thông báo lại điện năng tiêu thụ là 11.794 kWh, tổng số tiền phải thanh toán là 40.599.937 đồng.
Không ít người sau đó tỏ ra lo lắng khi số tiền trước và sau đính chính chênh lệch lên tới gần 16 triệu đồng.
Giải thích sau đó, lãnh đạo Công ty Điện lực Chợ Lớn cho biết, việc chênh lệch là do sai sót của nhân viên. Cụ thể, ghi điện viên của kỳ thanh toán điện tháng 6 là nhân viên mới, chưa hiểu rõ tình hình sử dụng điện của nhà hàng, nên khi ghi sai số điện tiêu thụ cũng không thắc mắc và kiểm tra lại.
"Phê bình" một nguyên lãnh đạo liên quan vụ Con Cưng
Bộ Công Thương đã có văn bản thông báo, hình thức kỷ luật với ông Trần Hùng - nguyên Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường là "phê bình và rút kinh nghiệm sâu sắc" liên quan vụ việc Công ty cổ phần Con Cưng.
Cụ thể, văn bản nêu lên: "Căn cứ kết quả cuộc họp ngày 18-4-2019, Bộ trưởng Bộ Công thương nghiêm khắc phê bình và yêu cầu ông Trần Hùng rút kinh nghiệm sâu sắc khi thi hành công vụ trong quá trình kiểm tra Công ty cổ phần Con Cưng, không để xảy ra sơ suất khi giải quyết công việc".
Trên báo chí, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường đã xác nhận thông tin trên.
Trước đó, theo kết luận rà soát quy trình kiểm tra của quản lý thị trường tại Con Cưng được Bộ Công Thương công bố ngày 3/10/2018, cơ quan này xác định 2 cựu Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường là ông Nguyễn Trọng Tín và ông Trần Hùng có dấu hiệu vi phạm pháp luật và quy định về phát ngôn.
Vinalines chi 404 tỷ đồng để lấy lại 75,01% cổ phần cảng Quy Nhơn
Tuần qua, lãnh đạo Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho biết, đơn vị này đã kết thúc đàm phán và đã chuyển tiền để sang nhượng lại 75,01% cổ phần Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn của Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành (trụ sở TP Hà Nội) theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Vinalines đã chi 404 tỷ đồng để lấy lại 75,01% cổ phần cảng Quy Nhơn.
Đây là số tiền mà Công ty Hợp Thành đã chi ra mua 75,01% cổ phần Cảng Quy Nhơn trước đó từ Vinalines (tương đương khoảng 404 tỷ đồng).
Hiện Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam đang tiến hành các thủ tục sang tên 75,01% cổ phần Cảng Quy Nhơn cho Vinalines.
Trước đó, tháng 9/2018, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận thanh tra nêu lên vi phạm, khuyết điểm của nhiều cá nhân, tổ chức trong quá trình cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại Cảng Quy Nhơn cho doanh nghiệp tư nhân.
Theo Thanh tra Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành 2 văn bản về chuyển nhượng 26,01% cổ phần và chuyển nhượng 49% cổ phần tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn cho Công ty Hợp Thành theo phương thức thỏa thuận trực tiếp khi không báo cáo, chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Grab bị Ngân hàng Nhà nước phạt
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Grab với số tiền là 120 triệu đồng.
Nguyên nhân do Grab đã không tuân thủ quy định về thời gian gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài ngắn hạn được gia hạn thành trung, dài hạn mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 1 năm. Theo lý giải, đây là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh nhưng vẫn phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục từ chuẩn bị đơn đăng ký, gửi hồ sơ và thời hạn gửi hồ sơ. Khoản vay phải được Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký.
Theo quyết định, nếu quá thời hạn mà Công ty TNHH Grab không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo đúng quy định của pháp luật.
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Grab với số tiền là 120 triệu đồng.
Với Grab, một số tờ báo tuần qua cũng đưa tin, trước đó hồi năm 2018, Công ty TNHH Grab cũng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng với số tiền là 900 triệu đồng.
Lý do Grab bị xử phạt là do công ty này đã cung ứng dịch vụ GrabPay không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Mỹ đưa Việt Nam vào diện giám sát, Ngân hàng Nhà nước nói gì?
Ngày 29/5, Bộ Tài chính Mỹ đã ban hành báo cáo về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ" trong đó có danh sách các quốc gia cần giám sát gồm 9 nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ireland, Singapore, Malaysia và Việt Nam.
Lên tiếng sau đó về thông tin này, Ngân hàng Nhà nước cho biết, đây là lần đầu Việt Nam bị đưa vào danh sách xem xét. Trước đây, Mỹ thường xem xét 12 đối tác thương mại lớn nhất. Tuy nhiên, tại báo cáo mới, nước này đã tăng số lượng đối tác thương mại được xem xét bao gồm những nước có kim ngạch thương mại hàng hóa song phương với Mỹ trên 40 tỷ USD.
Với việc Việt Nam vào danh sách giám sát, trong thời gian tới Bộ Tài chính Mỹ sẽ theo dõi các thông tin, số liệu về thương mại, cán cân vãng lai, các chính sách kinh tế vĩ mô, tiền tệ của Việt Nam và có thể sẽ tiếp tục trao đổi, làm việc với các cơ quan hữu quan của Việt Nam nếu cần thiết.
Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Bộ Tài chính Mỹ quan tâm.
Theo VNDirect, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung chắc chắn sẽ cải thiện triển vọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong...