Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sầu riêng có hàm lượng protein, glucid, lipid, các chất khoáng và giá trị năng lượng của sầu riêng đều cao hơn rất nhiều so với các loại trái cây khác. Trái sầu riêng có tác dụng giúp tăng cường và phục hồi sức khỏe cho người ốm yếu, có ích cho cơ bắp, cung cấp một nguồn chất béo thô có lợi cho cơ thể.
Nhiều người “nghiện” ăn sầu riêng vì thấy nó có mùi thơm ngọt ngào. Tuy vậy, theo lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội, một số người mắc các bệnh sau không nên ăn sầu riêng.
Rất nhiều người sau khi ăn sầu riêng đường huyết tăng cao rất nhanh.
Những người bệnh tiểu đường
Sầu riêng có vị ngọt do chứa nhiều đường. Rất nhiều người sau khi ăn sầu riêng đường huyết tăng cao rất nhanh. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường nên kiêng loại quả này.
Người tăng huyết áp
Trong Đông y, sầu riêng có tính nóng (có thể làm tăng huyết áp), vì thế không tốt cho người bị cao huyết áp.
Người hay bị nóng, bứt rứt
Những người có tình trạng âm hư, nội nhiệt, nóng bứt rứt, lòng bàn tay bàn chân ấm cũng cần hạn chế ăn sầu riêng.
Người táo bón, đầy bụng, khó tiêu
Những người tì vị yếu nếu ăn nhiều trái sầu riêng sẽ dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Người béo phì, thừa cân
Sầu riêng là loại quả có nhiều đường nên những người mập phì muốn giảm cân cũng nên hạn chế ăn sầu riêng.
Chuyên gia cũng lưu ý khi ăn sầu riêng: Không nên ăn cùng lúc với các thức uống như cà phê hoặc các loại bia, rượu, cơm rượu, vì sẽ xuất hiện những rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn và hơi thở bị nặng mùi, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
Nếu chế biến sầu riêng làm món ăn thì nên tránh sử dụng chung với các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng, tỏi… vì chúng sẽ làm giảm hương vị của sầu riêng, lại kết hợp với tính nóng của sầu riêng, gây ra tình trạng nóng bứt rứt khó chịu trong người.
Huyết áp cao là một căn bệnh đáng sợ vì nó có ít triệu chứng nhưng lại khiến người ta có nguy cơ cao mắc bệnh tim hoặc...