Trả lời:
Trả lời câu hỏi của bạn đọc, luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết:
Tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Khi nghỉ việc, nếu bạn tiếp tục làm việc tại công ty mới thì bạn nộp sổ bảo hiểm xã hội cho công ty mới để họ tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho bạn.
Cụ thể, Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về Cấp và quản lý sổ BHXH ghi, xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong sổ BHXH.
Nội dung ghi trong sổ BHXH phải đầy đủ theo từng giai đoạn tương ứng với mức đóng và điều kiện làm việc của người tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN (kể cả thời gian người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng như nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản; nghỉ việc không hưởng tiền lương; tạm hoãn HĐLĐ).
Căn cứ theo quy định trên nội dung sổ sẽ ghi đầy đủ theo từng giai đoạn tương ứng mức đóng.