Việc Huawei bị liệt vào danh sách đen thương mại của Mỹ đã ngăn các công ty Mỹ cung cấp bất kỳ công nghệ, sản phẩm hoặc dịch vụ nào cho công ty Trung Quốc. Kết quả là Huawei không được truy cập vào hệ điều hành Android và bộ ứng dụng Android, bao gồm cả Google Play Store.
AppGallery được cài sẵn trên điện thoại Huawei, cùng với Google Play Store.
Do đó, Huawei đã làm việc trên hệ điều hành riêng có tên HongMeng OS/Ark OS, và công ty cũng đang làm việc để cung cấp một cửa hàng ứng dụng thay thế cho chủ sở hữu smartphone của mình. Công ty đã có cửa hàng ứng dụng riêng mang tên AppGallery có sẵn cùng với Play Store. Nhưng việc bị cấm quyền truy cập vào Play Store buộc Huawei phải tăng gấp đôi nỗ lực của mình để làm cho AppGallery trở thành một nền tảng khả thi có thể đứng ngang hàng với dịch vụ của Google.
Về mặt này, công ty cũng đã bắt đầu gửi email cho các nhà phát triển và yêu cầu họ xuất bản ứng dụng Android của họ trên AppGallery. Email hứa hẹn hỗ trợ đầy đủ cho các nhà phát triển nếu họ quyết định ở với Huawei và cũng tự hào rằng cửa hàng ứng dụng có 270 triệu người dùng hoạt động. Công ty cũng chào hàng 350 triệu điện thoại mà Huawei đã bán trong hai năm qua - một nửa trong số đó ở các thị trường phương Tây - như là một lý do khác khiến các nhà phát triển nên nhảy vào AppGallery.
Huawei đang ra sức kêu gọi các nhà phát triển tạo ứng dụng cho AppGallery.
Liệu những lời kêu gọi của Huawei có được trả lời bởi các nhà phát triển ứng dụng hay không. Ngay cả khi công ty có thể thuyết phục các nhà phát triển bên thứ ba chuyển ứng dụng của họ sang cửa hàng của mình, việc thiếu các ứng dụng phổ biến do Google sản xuất như Gmail, YouTube và Maps vẫn sẽ là một thiệt thòi cho người sử dụng. Hầu hết người dùng bên ngoài Trung Quốc phụ thuộc vào các ứng dụng này và sự vắng mặt của chúng sẽ khiến điện thoại Huawei trở nên kém hấp dẫn hơn so với các sản phẩm thay thế do Samsung hoặc Xiaomi sản xuất.
Giờ đây, các ứng dụng như Facebook, Instagram và WhatsApp sẽ không còn được cài sẵn trên điện thoại Huawei.