FLC Faros đặt mục tiêu lãi tăng mạnh, dùng nửa lợi nhuận trả cổ tức
Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS) vừa công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019.
Cụ thể, công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu 4.000 tỉ đồng, phấn đấu đạt lợi nhuận trước thuế 400 tỉ đồng. Qua đó, lợi nhuận sau thuế dự tính ở mức 320 tỉ đồng, tăng tới 73% so với mức thực hiện một năm trước đó.
ROS dự tính lợi nhuận sau thuế năm nay ở mức 320 tỉ đồng, tăng tới 73% so với mức thực hiện một năm trước đó.
Về kế hoạch phân phối lợi nhuận sau thuế năm 2019, FLC Faros đề xuất trích quỹ khen thưởng 2%, quỹ phúc lợi 2%, các quỹ khác 10% và trả cổ tức tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế. Faros đề nghị Đại hội cổ đông ủy quyền cho HĐQT lựa chọn phương án trả cổ tức bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu, hoặc thực hiện cả hai phương án.
Trước đó, năm 2018, ROS ghi nhận tổng doanh thu 3.685 tỷ đồng, hoàn thành 67% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế đạt mức gần 185 tỷ đồng, hoàn thành 52,55% kế hoạch.
KIDO Foods lãi tăng đột biến sau khó khăn
Báo cáo tại đại hội cổ đông Công ty cổ phần thực phẩn đông lạnh KIDO, lãnh đạo đơn vị này cho biết, doanh thu thuần 5 tháng đầu năm của KIDO Foods đạt 601 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Qua đó, lợi nhuận trước thuế của KIDO đạt 86 tỷ, bằng 57% kế hoạch năm 2019.
Ông Trần Kim Thành, Chủ tịch HĐQT cho biết, lợi nhuận gấp hơn 4 lần cùng kỳ cho thấy, các hướng điều chỉnh chiến lược của công ty trong thời gian qua là đúng đắn.
Trước đó, trong năm 2018, KDF đạt doanh thu thuần 1.258 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 31,5 tỷ đồng, hoàn thành lần lượt 74% và 16% kế hoạch đề ra.
Với năm 2019, HĐQT trình kế hoạch doanh thu 1.464 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 150 tỷ đồng, tăng lần lượt 16% và 376% so với kết quả thực hiện năm trước. HĐQT cũng trình cổ đông kế hoạch chi trả cổ tức 12% bằng tiền cho năm 2019, thấp hơn 2% so với tỷ lệ thực hiện năm trước.
Gia đình ông Đặng Văn Thành bán lại mảng giáo dục cho quỹ đầu tư tỷ đô
Quỹ đầu tư đến từ Malaysia (Navis Capital Partners) vừa công bố hoàn thành việc mua lại cổ phần CTCP Giáo dục Thành Thành Công (TTCE). TTCE là công ty do bà Đặng Huỳnh Ức My, con gái ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) làm chủ tịch.
TTCE là công ty do bà Đặng Huỳnh Ức My, con gái ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) làm chủ tịch.
TTCE ra đời năm 2007 với tiền thân là công ty MTV Giáo dục Toàn Thịnh Phát. Hệ thống giáo dục Thành Thành Công là chuỗi trường tư thục tại khu vực miền Nam, hiện đang sở hữu 17 trường học và các trung tâm đào tạo tiếng Anh.
Mục tiêu đến 2020 - 2021, TTCE nâng gấp đôi số lượng học sinh, sinh viên và mở rộng chuỗi giáo dục ra các tỉnh miền Nam như Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Phú Quốc.
Niên độ 2017 - 2018, TTCE đạt doanh thu 464 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 28 tỷ đồng, tăng lần lượt 32% và 151% so với thực hiện năm trước.
Với Navis Capital Partners, đây là quỹ có trụ sở tại Kuala Lumpur và đang quản lý danh mục đầu tư khoảng 5 tỷ USD tập trung tại khu vực châu Á.
Sau ồn ào, Trung Nguyên báo lợi nhuận tụt tới 50%
Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên (TNG) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2018 với doanh thu hơn 4.800 tỷ đồng, tăng gần 8% so với năm trước.
Tuy nhiên, theo báo cáo, Trung Nguyên chỉ đạt gần 347 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 50% so với năm 2017.
Nguyên nhân sụt giảm bởi giá vốn từ hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian qua tăng mạnh hơn, khiến lợi nhuận gộp công ty thu về giảm dần. Chi phí bán hàng cũng tặng tới 19%, lên mức 725 tỷ đồng trong năm trước.
Năm 2018, Trung Nguyên chỉ đạt gần 347 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 50% so với năm 2017.
Mới đây, chia sẻ với báo chí, Chủ tịch HĐQT Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho biết chính những mâu thuẫn giữa ông và bà Thảo đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của tập đoàn.
Nợ nhiều, vua cá Hùng Vương muốn bán vốn tại 2 công ty con
Hội đồng quản trị CTCP Hùng Vương (HVG) tuần qua đã thông qua việc thoái một phần vốn tại CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF).
Hùng Vương dự kiến giảm tỷ lệ sở hữu xuống tại AGF về dưới 51%. Với lượng cổ phiếu sở hữu hiện tại ở AGG là hơn 22 triệu cp, chiếm tỷ lệ hơn 79% vốn, Hùng Vương phải bán ra là hơn 8 triệu cp.
Không chỉ AGF, Hùng Vương cũng muốn thoái toàn bộ vốn góp tại Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Hùng Vương Bến Tre với giá trị 180 tỷ đồng, tương đương 90% vốn điều lệ.
Trước đó, báo cáo kiểm toán hợp nhất của Hùng Vương cho nửa niên độ tài chính năm 2019 cho thấy, doanh nghiệp này chỉ có doanh thu 2.885 tỉ đồng, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo tính toán, Hùng Vương cần hơn 1.000 tỉ đồng để trả nợ trong năm nay.
Đương nhiên, phần lớn trong số họ vẫn được trả bù bằng cổ phiếu và bảo hiểm.