Chỉ còn một tuần nữa là kỳ thi THPT Quốc gia diễn ra, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đề thi sẽ ra theo cấu trúc đề thi minh họa đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố.
Ông Trinh cho biết kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2019 sẽ giữ ổn định, chỉ có những điều chỉnh về kỹ thuật liên quan tới tổ chức thi để đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, khách quan.
Ông Mai Văn Trinh cũng chia sẻ bí quyết ôn thi giúp thí sinh đạt kết quả cao.
Theo đó, các em học sinh ôn tập bám sát chương trình cơ bản bậc trung học phổ thông, chủ yếu lớp 12, có kỹ năng làm bài thi tốt thì có thể đạt yêu cầu của kỳ thi.
Học sinh cần bám vào đề tham khảo để tổ chức dạy học ôn tập, không học tủ, học lệch, không cắt xén chương trình.
Học sinh cần bám vào đề tham khảo để tổ chức dạy học ôn tập, không học tủ, học lệch, không cắt xén chương trình.
Thí sinh không cần tìm câu dễ làm trước, nên lần lượt theo thứ tự. Cấu trúc đề gồm tối thiểu 60% câu cơ bản phục vụ xét công nhận tốt nghiệp THPT. 40% còn lại dành cho bạn khá giỏi để xét tuyển đại học cao đẳng.
Mỗi thí sinh sẽ có một đề thi riêng. Bộ Giáo dục biên soạn các câu hỏi theo ma trận đề thi phù hợp, phân chia đúng tỷ lệ các câu hỏi vận dụng từ thấp đến cao. Đề thi có thể khác nhau nhưng độ khó - dễ tương đương, nhằm hạn chế tình trạng quay cóp, nhắc bài.
Đối với môn Toán, học sinh không nên ôn luyện những bài toán quá khó, hóc búa, lãng phí thời gian và sức lực. Bám sát các bài toán cơ bản trong sách giáo khoa sẽ được 6 điểm. Để chinh phục 4 điểm còn lại, nên luyện những câu khó hơn, song phải là những câu khó có thể làm nhanh trong 3-4 phút.
Đối với tổ hợp Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên thí sinh nên để dành tâm trí và sức khỏe cho môn định xét đại học. Đặc biệt, không bao giờ bỏ trống các câu trả lời, thay vào đó dành 2-5 phút cuối tô đáp án các câu hỏi chưa làm được để tăng cơ hội điểm cao.
Theo thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) khuyên thí sinh có kế hoạch, biện pháp, chiến lược ôn thi hợp lý, việc kiếm điểm cao sẽ rất khả thi.
“Qua nhiều năm trực tiếp ôn luyện cho học sinh, tôi khuyên các em tăng cường tự học sau một thời gian dài đã được thầy cô hướng dẫn về phương pháp, lý thuyết cơ bản lớp 12 và 11. Có thể, mỗi ngày các em cần ít nhất 1 tiếng để tự học (trừ học chính, học thêm), nếu không sẽ không củng cố được kiến thức”, thầy Tùng chia sẻ.
Ngoài ra, thí sinh cần học chắc kiến thức cơ bản và không được chủ quan lý thuyết.
Để quen với bài thi, trong quá trình học, các em học sinh phải thường xuyên tìm tòi các hướng làm nhanh, rèn tính nhẩm, tính nhanh. Để kiểm tra tốc độ làm bài của mình, các em có thể kết hợp với việc bấm giờ.
Bên cạnh đó, các em cần học cách sử dụng máy tính hợp lí, đúng cách. Có thể học từ bạn bè hoặc tham khảo trên mạng.
Đặc biệt, học sinh cần tránh việc học khuya quá hoặc một ngày học quá nhiều kiến thức, sẽ khó dung nạp vào đầu. Không chỉ vậy, các em cũng cần tránh học như “hành xác”, hại sức khỏe mà nhanh quên. Bởi thế, thay vì thức khuya, dậy muộn các em nên ngủ sớm và dậy sớm. Ngoài ra, cần kết hợp học tập với nghỉ ngơi, thư giãn.
Theo lẽ thường, cứ học 45 phút các em nên dừng lại để nghỉ giải lao, có thể đi lại, vươn vai, hít thở sâu hoặc nghe một bài hát yêu thích,…Một việc quan trọng nữa là phải chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ và đảm bảo chất lượng. Ngủ đủ giấc (khoảng 6 - 7 tiếng một ngày) và có thói quen ngủ trưa (khoảng 30 phút) thì càng tốt.
Bên cạnh đó, căn cứ điểm chuẩn những năm gần đây để có thể ước lượng mức điểm mình cần đạt cho năm 2019. Quá trình làm đề hay thi thử, các em cần so sánh điểm của mình với mức điểm cần hướng tới để có kế hoạch ôn thi, điều chỉnh thời gian, tập trung sức lực vào những môn, những phần cần thiết hơn.
Theo dự thảo Quy chế tuyển sinh 2019, cách tính điểm xét tốt nghiệp kỳ thi THPT Quốc gia 2019 có nhiều thay đổi so với năm...