Trả lời:
Luật sư Nguyễn Thị Huế - Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết:
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân do Bộ Công an ban hành, thời hạn sử dụng của CMND được quy định có giá trị sử dụng 15 năm.
CMND của bạn cấp tháng 5/2004 đến nay đã hết thời hạn sử dụng. Như vậy, bạn cần phải đi đổi sang CCCD.
Thủ tục làm thẻ căn cước công dân
Theo Thông tư số 07/2016/TT-BCA của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân tại Khoản 1 Điều 12, trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân như sau:
Bước 1: Khi đến các điểm đăng ký làm thẻ căn cước, bạn hãy giải trình cho các cán bộ về việc đổi CMND sang thẻ căn cước. Sau đó, họ sẽ phát cho bạn tờ khai căn cước công dân. Bạn hãy điền thông tin vào từng mục với chữ viết, dấu rõ ràng, đầy đủ và kiểm tra thật kỹ, tránh sai sót.
Bước 2: Sau khi đã xong, bạn giao lại giấy đó cho công an và họ sẽ làm vài thủ tục kiểm tra, đối chiếu với sổ hộ khẩu và phần mềm quản lý công dân trên máy tính.
Bước 3: Công an địa phương sẽ tiến hành chụp ảnh cá nhân bạn, lăn vân tay, ghi đặc điểm nhận dạng (ví dụ như nốt ruồi, sẹo,…).
Bước 4: Công an sẽ gửi cho bạn giấy hẹn ngày lấy thẻ căn cước và làm thủ tục lưu hồ sơ theo quy định.
Bước 5: Đến thời gian giao hẹn, bạn phải có mặt tại nơi làm thẻ căn cước công dân để nhận thẻ của mình và cán bộ công an sẽ cắt góc CMND của bạn và bắt đầu từ lúc này, giấy CMND sẽ không còn giá trị nữa.
Tuổi “xưa nay hiếm”, CMND hết hạn có phải chuyển sang thẻ căn cước? Ảnh minh họa I.T
Mức phí đăng ký cấp thẻ căn cước công dân:
Đổi từ CMND sang thẻ căn cước công dân đối với người ở độ tuổi 25, 40, 60 sẽ không mất phí khi đăng ký xin cấp thẻ.
Đối với các cá nhân khác thì tính chi phí cấp lại thẻ là 70.000 đồng và phí đổi thẻ là 50.000 đồng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân.
Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ Căn cước công dân tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định.
Như vậy, theo quy định thì công dân khi đi làm thẻ căn cước, công dân không cần xuất trình sổ hộ khẩu. Tuy nhiên hiện nay hệ thống dữ liệu quản lý cư dân quốc gia chưa được hoàn thiện nên từ nay đến năm 2019, công dân đi làm thẻ vẫn phải xuất trình Sổ hộ khẩu.