Loại cây được nhắc đến ở đây là nấm phục linh thiên. Được biết, đây là một loại dược thảo cực hiếm, loại nấm này mới được phát hiện sử dụng một vài năm gần đây ở Việt Nam và được gọi với tên nấm phục linh thiên. Loại nấm này thường mọc ở núi Hoàng Liên Sơn.
Chị Hà Nguyễn, một người chuyên bán thảo dược rừng, cho biết loại nấm này luôn đắt hàng dù giá cao ngất ngưởng. Cách đây 1 tuần, chị có cây nấm phục linh thiên nặng 7,5kg. Ngay sau đó, một vị khách ở TP.HCM biết tin, liên hệ chị và đặt mua luôn với giá gần 10 triệu đồng (chưa tính tiền vận chuyển).
Nấm phục linh thiên có giá cao, có thể lên tới 2 triệu đồng 1 kg.
Theo đó, cây nấm này chị Hà mua lại của một người dân Sa Pa chuyên đi săn lùng nấm trong rừng. “Chị là người thích các sản phẩm tự nhiên, đặc sản núi rừng nên khi thấy cây nấm quý hiếm này chị đặt mua luôn. Vì mua của người dân nên chị mua được giá gốc. Hiện, chị đã để lại cho người thân và gia đình dùng một số cây nhỏ rồi, còn cây nấm phục linh thiên này đem bán để mua thứ khác”, chị nói.
Chị cho biết đây là loại nấm mọc trên ngọn của cây vân sam cổ thụ trong rừng. Loại nấm này được ví như một loại thần dược có tên gọi phục thần, có công dụng phục hồi sức khỏe thần kỳ.
Người bán này cho biết nấm phục linh thiên chỉ có theo mùa, khoảng từ tháng 4 đến tháng 7 mới có. Còn những tháng khác trong năm, khách có nhiều tiền cũng không thể mua được loại nấm phục linh thiên tươi.
Theo chị, loại nấm này thông thường đã rất hiếm mà những cây có kích thước to như vậy càng khó kiếm hơn. Vì vậy, giá của loại nấm này lúc nào cũng ở mức cao. Chị chỉ bán giá khoảng 1,2 triệu đồng/kg, còn một số cửa hàng còn bán giá đến 2 triệu đồng 1kg.
Với cây nấm này, chị Hà bán giá gần chục triệu đồng.
“Thực tế, ít người biết công dụng của chúng nên họ vẫn cho rằng giá đắt. Còn ai hiểu hết về công dụng và lợi ích của nó đem lại thì sẽ sẵn sàng bỏ số tiền lớn để mua”, chị chia sẻ.
Theo quan sát, cây nấm này có hình dạng sần sùi với những cục u sần, màu xám. Khi đưa về nhà, chị Hà vẫn giữ nguyên nhánh cây xuyên qua củ nấm, tất cả có tổng trọng lượng là 7,5 kg. Theo chị, loại nấm này có thể bỏ vào tủ lạnh để giữ tươi, hoặc đem đi ngâm rượu, ngâm mật ong để bảo quản được thời gian dài.
Trong sách cổ của Trung Hoa, loại nấm này còn được đánh giá là có hiệu năng cao gấp nhiều lần nhân sâm Triều Tiên. Nấm có tác dụng bồi bổ, tráng kiện cơ thể, phục hồi sức khỏe, lợi tiểu, tiêu độc, điều trị phù thũng, điều trị bệnh nám da, tàn nhang…
Một chuyên gia cho biết phục linh là loại nấm ký sinh hoặc hoại sinh trên rễ cây thông, có tên khoa học là Poria cocos Wolf, họ nấm lỗ (Polyporaceae). Loại nấm đã được nuôi cấy thành công và có thể thu hoạch sau 2 năm, loại tốt hơn phải sau 3 - 4 năm. Thành phần của phục linh gồm: Phục linh bì (vỏ ngoài của cây phục linh); xích phục linh (lớp thứ 2 sau phần vỏ) có màu hơi hồng hoặc nâu nhạt; bạch phục linh (phần ruột) có màu trắng. Mỗi bộ phận của nó đều có tác dụng khác nhau: Phục linh bì có tác dụng ưu tiên về lợi tiểu, tiêu thủng, chống phù; xích phục linh có tác dụng chính là hành thuỷ, lợi thấp nhiệt; bạch phục linh hoặc bạch linh có tác dụng lợi thủy trừ thấp (lợi tiểu), kiện tỳ (giúp tiêu hoá tốt) và an thần. |
Mấy năm trở lại đây, loại mít ruột đỏ có nguồn gốc từ Malaysia được giới sành ăn tìm mua bằng được. Dù giá cao...