Quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã có tác động khá lớn đến các công ty công nghệ, ví dụ như Huawei, đang trên đường trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới vào năm tới. Giờ đây, Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý về thỏa thuận “ngừng bắn” trong cuộc chiến thương mại, cho phép các nhà cung cấp Mỹ một lần nữa bán các bộ phận và phần mềm của họ cho Huawei. Tuy nhiên, căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến Apple.
iPhone Xs Max và iPhone Xs năm ngoái.
Theo Reuters, bắt đầu từ ngày 04/07, Nhật Bản sẽ hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc polyimide fluoride, chất cản màu (resist) và hydro florua có độ tinh khiết cao (HF). Những chất này được sử dụng trong sản xuất màn hình điện thoại thông minh và chip. Chất cản màu được sử dụng để chuyển các bảng mạch vào chất nền của chất bán dẫn. Bước này được thực hiện bằng cách sử dụng quang khắc siêu cực tím (EUV) để đánh dấu nơi các bán dẫn sẽ được đặt bên trong một con chip. Hydro florua (HF) có độ tinh khiết cao được sử dụng để khắc silicon. Thông báo chính thức từ chính phủ Nhật Bản liên quan đến những hạn chế mới này sẽ được đưa ra trong nay mai.
Apple có thể phải tranh giành để có đủ màn hình OLED cho các mẫu iPhone 2019
Bắt đầu từ ngày 04/07, các nhà xuất khẩu Nhật Bản vận chuyển các nguyên liệu này đến Hàn Quốc sẽ cần phải xin phép để xuất khẩu. Quá trình này sẽ mất tới 90 ngày. Hiện tại, chúng vẫn nhận được sự ưu đãi của chính phủ Nhật Bản.
Và bởi vì Nhật Bản sản xuất 90% polyimide flo hóa và 70% chất cản màu trên thế giới nên tuyên bố này sẽ có tác động không nhỏ đến các nhà sản xuất Hàn Quốc như LG và Samsung. Hai công ty này lại chịu trách nhiệm sản xuất màn hình OLED cho iPhone của Apple, “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ có thể gặp vấn đề về việc cung cấp đủ màn hình cho các mẫu iPhone 2019. IPhone 11 và iPhone 11 Max dự kiến sẽ có màn hình OLED.
Đáng buồn là Apple sẽ không có nhà cung cấp nào thay thế. Gần đây, tập đoàn đã đầu tư 100 triệu USD vào Japan Display - công ty cung cấp màn hình LCD cho iPhone XR và màn hình OLED cho Apple Watch. Nhưng Japan Display đã quá chậm chân trong ngành công nghiệp sản xuất màn hình OLED và có thể không thể đáp ứng nhu cầu của Apple về iPhone cả chất lượng và số lượng.
Ảnh concept iPhone 11.
Hai nước đang tranh cãi về phán quyết của Tòa án tối cao Hàn Quốc đưa ra vào tháng 10 năm ngoái. Phán quyết cho rằng người Hàn Quốc bị buộc phải làm việc cho công ty sản xuất thép Nippon Steel của Nhật Bản trong Thế chiến II phải được bồi thường cho lao động của mình. Trong khi đó, phía Nhật Bản cho rằng phán quyết này là "không thể tưởng tượng được", cho rằng vấn đề này đã được giải quyết vào năm 1965 khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được khôi phục.
Tin tức này xuất hiện ngay sau cuộc họp G20 giữa các nhà lãnh đạo thế giới tại Nhật Bản vào cuối tuần trước. Trong hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Mỹ - Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình đã đồng ý một thỏa thuận “ngừng bắn” trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước. Điều đó khiến ông Trump tuyên bố rằng các công ty Mỹ một lần nữa được phép bán vật tư cho Huawei. Đối với Apple, điều này cũng đồng nghĩa là công ty sẽ không phải trả thuế nhập khẩu 25% cho mỗi thiết bị cầm tay vào Mỹ.
Năm 2019 được xem là một năm khó khăn đối với Apple. Tập đoàn này phải đối mặt với doanh số sụt giảm trên sản phẩm quan trọng nhất của mình, đã phải thực hiện một thỏa thuận để đảm bảo việc cung cấp modem từ Qualcomm cho iPhone 5G dự kiến vào năm tới.
Sau đó, “Táo Khuyết” phải chờ xem liệu thuế quan có được áp dụng cho iPhone và iPad hay không. Và bây giờ, hãng này có thể sẽ phải tranh giành để có đủ màn hình OLED cho các mẫu iPhone 2019 sẽ được công bố trong vòng chưa đầy ba tháng tới.
Apple đã từ chối cơ hội tạo nên “cuộc cách mạng“ camera iPhone trong tương lai.