Cụ thể, trong nửa đầu 2019, tổng sản lượng thép Hòa Phát cung cấp cho thị trường đạt hơn 1,34 triệu tấn thép, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 6 tháng, tổng sản lượng thép Hòa Phát bán ra đạt hơn 1,34 triệu tấn, tăng 23% so với cùng kỳ 2018.
Doanh nghiệp này cũng cho hay, 6 tháng cuối năm, sản lượng thép xây dựng hàng tháng sẽ tiếp tục gia tăng, nhờ việc dần đưa các dây chuyền giai đoạn 1 của dự án tại Dung Quất, Quảng Ngãi vào hoạt động.
Mặc dù sản lượng gia tăng nhưng nhà đầu tư vẫn đang lo ngại về hiệu quả lợi nhuận của Hòa Phát trong năm nay. Theo kế hoạch kinh doanh 2019, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng 24% lên 70.000 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận giảm tới 22% xuống 6.700 tỷ đồng.
Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát. Ảnh: HPG
Tại Đại hội cổ đông thường niên 2019, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long đã thừa nhận những khó khăn mà tập đoàn này đang gặp phải, trong đó vấn đề lớn nhất là giá quặng sắt. Theo ông Long, để sản xuất 1 tấn thép, Hòa Phát cần 1,6 tấn quặng sắt và thời điểm bấy giờ, giá quặng sắt mới chỉ ở mức 85-90 USD/tấn còn giờ đây đã vượt mức 120 USD/tấn.
Tập trung vào thị phần, Hòa Phát chịu áp lực về lợi nhuận
Theo báo cáo phân tích của CTCK Chứng khoán MBS, năm 2019, HPG sẽ tập trung vào mục tiêu thị phần thay vì tỷ suất lợi nhuận. MBS ước tính sản lượng bán hàng và thị phần của HPG sẽ tăng từ 23% lên 30% trong năm nay. Hiện công suất sản xuất thép xây dựng của HPG đang là 2,3 triệu tấn/năm. Sau khi Dung Quất đi vào hoạt động, công suất này có thể tăng lên 4,3 triệu tấn/năm (không bao gồm HRC).
Tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng sẽ phải đối mặt với những rủi ro chung của thị trường thép như: chu kỳ biến động của giá thép và quặng sắt trên thế giới; rủi ro về dư nguồn cung toàn cầu, đặc biệt là Trung Quốc; và cạnh tranh trong nước ngày càng gay gắt do các doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất, đặc biệt là Formosa.
Ngoài ra, tại các thị trường mới như thép xây dựng tại miền Nam, HRC và tôn mạ, Hòa Phát sẽ phải đối mặt với mức cạnh tranh cao và thách thức trong việc duy trì tỷ suất lợi nhuận trong những năm đầu hoạt động.
Rủi ro từ giá quặng thép, khó khăn của Dung Quất trong những năm đầu
Theo phân tích của Chứng khoán Phú Hưng, lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi giá quặng sắt lên cao. Theo đó, giá quặng sắt đã bất ngờ tăng mạnh từ đầu năm 2019 do sự cố vỡ đập tại Vale (Brazil) đã làm ảnh hưởng tới nguồn cung thế giới – sản lượng hàng năm tại mỏ Vale ước tính khoảng 40 triệu tấn, qua đó trực tiếp đẩy giá quặng sắt tăng cao.
Theo dự báo của các tổ chức, thâm hụt nguồn cung quặng sắt có thể sẽ còn sẽ tiếp tục kéo dài tới năm 2020, do đó các doanh nghiệp sản xuất thép sử dụng công nghệ lò cao BOF (nguyên liệu chính là quặng sắt) sẽ còn đối mặt với áp lực giá quặng tăng cao trong năm nay.
Nhà máy Dung Quất sẽ giúp Hòa Phát mở rộng thị phần trong tương lai
Cũng theo Chứng khoán Phú Hưng, chi phí khấu hao ghi nhận khi dự án Dung Quất giai đoạn 1 đi vào hoạt động từ Q2/2019 sẽ lớn hơn so với tính toán ban đầu do HPG phải tăng mức đầu tư của dự án này từ 52.000 tỷ lên 65.000 tỷ (+25% so với dự phóng ban đầu), nguyên nhân được đưa ra là do HPG phải tăng chi phí cho việc xử lý vấn đề về môi trường tại đây.
Do đó, tổ hợp Dung Quất trong giai đoạn đầu vận hành có thể chưa đạt đến điểm hòa vốn do ảnh hưởng tới từ thị trường có thể sẽ khiến Hòa Phát gặp nhiều khó khăn.
Qua đó, Phú Hưng hạ biên lợi nhuận gộp của Hòa Phát từ 21% xuống còn 17% trong năm nay do giá vốn đầu vào như giá than, giá quặng sắt và chi phí khấu hao tăng mạnh hơn so với dự kiến. Lợi nhuận sau thuế của HPG dự báo sẽ giảm 16% so với thực hiện năm 2018 và có thể chỉ đạt 7.140 tỷ đồng. EPS forward năm 2019 ước đạt 3.366 đồng/cổ phiếu.
Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày 5/7, cổ phiếu HPG đang trên đà đi xuống và dừng tại mức giá 22.300 đồng, vốn hóa doanh nghiệp đạt 61.572 tỷ đồng.
Bamboo Airways đang xem xét bay thẳng đến thành phố Los Angeles hoặc San Francisco nhưng chưa quyết định sẽ khởi hành từ Hà...