Thời điểm này, các trường đại học khu vực phía Bắc bắt đầu công bố điểm xét tuyển thẳng ở các ngành đào tạo.
Theo đó, những thí sinh đạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi, thành viên chính thức đội tuyển dự kì thi Olympic hoặc các cuộc thi sáng tạo... sẽ có lợi thế khi xét tuyển thẳng vào các trường.
Năm 2019, Đại học Luật Hà Nội có tổng số 2.215 chỉ tiêu hệ đại học chính quy và áp dụng hai phương thức tuyển sinh. Cụ thể, 40% trong tổng số chỉ tiêu trường sẽ xét tuyển theo ngành dựa trên kết quả học tập loại giỏi của 3 năm bậc THPT và 60% dựa trên kết quả Kỳ thi THPT quốc gia 2019 theo các tổ hợp được xác định cụ thể cho từng ngành.
Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia, cụ thể:
Trường yêu cầu tổng điểm của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển C00 của thí sinh phải đạt từ 20 điểm trở lên, các tổ hợp khác đạt 18 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên).
Ngoài ra, đối với ngành Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh, kết quả thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh phải từ 7 điểm.
Phân hiệu của đơn vị này tại Đắc Lắk chỉ xét tuyển ngành Luật, tổng điểm của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển C00 đạt từ 18 điểm trở lên, các tổ hợp khác đạt từ 16 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên).
Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT, cụ thể:
Tại Hà Nội, trường dành 20% xét tuyển thí sinh các trường THPT chuyên,năng khiếu quốc gia, trường THPT chuyên/năng khiếu cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;
Học sinh của các trường THPT trọng điểm quốc gia chất lượng cao có học lực loại Giỏi trở lên cả 3 năm, trong đó kết quả học tập lớp 12 của các môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển từ 8 điểm trở lên.
Trường dành 20% xét tuyển thí sinh các trường THPT khác có hạnh kiểm loại Tốt, có học lực loại Giỏi trở lên cả 3 năm - trong đó kết quả học tập lớp 12 của các môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển từ 8,5 điểm trở lên
Nếu thí sinh đăng ký xét tuyển theo các tổ hợp A00 và C00 thì điểm trung bình cộng học tập môn tiếng Anh trong 3 năm THPT từ 8,5 điểm trở lên.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố mức điểm chuẩn theo hình thức xét tuyển.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn năm 2019 theo hình thức xét tuyển thẳng bằng học bạ với các mã ngành. Có hai nhóm đối tượng, nhóm 2 là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2019, có ba năm học tại các trường THPT chuyên của cả nước và trường THPT trực thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm TP HCM, đạt học lực giỏi tất cả năm học THPT, xếp loại hạnh kiểm tốt tất cả học kỳ.
Với thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng theo hình thức xét tuyển học bạ môn.
Ở cả hai đối tượng xét tuyển thẳng 2 và 3, điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình chung cả năm lớp 10, 11 và 12 của môn hay tổ hợp xét tuyển.
Ví dụ, thí sinh muốn trúng tuyển thẳng vào ngành Sư phạm Toán phải có Điểm xét tuyển = Điểm trung bình môn Toán lớp 10 + lớp 11 + lớp 12 >= 26,6.
Tương tự với tổ hợp môn, điểm xét tuyển bằng tổng điểm trung bình chung cả năm lớp 10, 11 và 12 của ba môn trong tổ hợp xét tuyển.
Thí sinh trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học trực tiếp tại Đại học Sư phạm Hà Nội từ ngày 11/7 đến hết ngày 15/7. Sau thời hạn trên, nếu không nộp đủ giấy tờ theo quy định, nhà trường coi như thí sinh không có nguyện vọng học tại trường và sẽ xóa tên khỏi danh sách trúng tuyển.
Năm 2019, trường Đại học Sư phạm Hà Nội tuyển sinh 3.675 chỉ tiêu cho 40 ngành.
Thí sinh xét tuyển thẳng có điều kiện vào trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng đã có thể sử dụng chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân để tra kết quả trúng tuyển trên website của trường từ ngày 3/7.
Theo đó, thí sinh trúng tuyển có điều kiện cần đảm bảo các điều kiện sau đây:
Đối tượng 1: Thí sinh đạt giải chính thức (Nhất, Nhì, Ba) trong kì thi chọn Học sinh giỏi quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, thi đỗ tốt nghiệp THPT quốc gia và đạt hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT;
Đối tượng 2: Thí sinh là học sinh trường chuyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, là
Đối tượng 3: Thí sinh đạt giải chính thức (Nhất, Nhì, Ba) trong kì thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, thi đỗ tốt nghiệp THPT quốc gia và đạt hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT;
Đối tượng 4: Thí sinh là học sinh trường chuyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, là thành viên chính thức của đội tuyển tham dự kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi đỗ tốt nghiệp THPT quốc gia và đạt hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT;
Đối tượng 5: Thí sinh là học sinh các trường THPT chuyên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và các lớp chuyên thuộc các trường chuyên (trong danh mục các trường THPT chuyên được phân bổ chỉ tiêu tuyển thẳng vào trường ĐH Ngoại ngữ năm 2019) đạt danh hiệu học sinh giỏi từng năm học trong cả 3 năm THPT và có tổng điểm 4 bài thi/môn thi tốt nghiệp THPT đạt tối thiểu 28,0 điểm, trong đó không có điểm bài thi/môn thi nào dưới 5,0 điểm.
Tổng điểm 4 bài thi/môn thi = (Văn + Toán + Ngoại ngữ + Khoa học tự nhiên/Khoa học xã hội) >= 28,0.
Đối tượng 6: Thí sinh có chứng chỉ quốc tế hợp lệ của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK), có kết quả 3 môn phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo tương ứng, trong đó có ít nhất một trong hai môn Toán, Ngữ văn. Mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60) mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển.
Thí sinh có chứng chỉ quốc tế hợp lệ của SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ), đạt điểm t1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên (còn giá trị sử dụng trong khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày dự thi).
Đối tượng ưu tiên xét tuyển bao gồm: Thí sinh tốt nghiệp THPT trong năm 2019 đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố có môn thi phù hợp với ngành hoặc chương trình đào tạo và đồng thời đáp ứng các điều kiện: đạt học lực loại giỏi liên tục trong 3 năm học bậc THPT; đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ GD&ĐT về công tác tuyển sinh năm 2019, các thí sinh có 3 ngày để thực hành làm quen với...