Rất tiếc, chúng ta buộc phải thừa nhận thực tế rằng, con người đi đến đâu bỏ lại rác thải đến đó. Bạn có biết rằng con người đã bỏ lại hơn 175.788 kg rác thải, là vật thể nhân tạo trên Mặt Trăng không?
Một số vật thể do các nhà du hành cố tình găm vào bề mặt, một số vật thể do vô tình rơi ra, còn lại là những vật thể rơi xuống bề mặt Mặt Trăng trong các nhiệm vụ khác nhau của Mỹ và Liên Xô.
Những điểm chứa vật thể nhân tạo trên Mặt Trăng.
Trong đống rác thải, có cả phần còn lại thuộc 5 tầng thứ ba S-IVB của tên lửa Saturn V, trong chương trình vũ trụ Apollo, là những mảnh rác nặng nhất được đưa lên bề mặt Mặt Trăng. Năm vật thể này nặng tổng cộng 55.508 kg.
Mặt khác, các phi hành gia Apollo đã đặt chân lên Mặt Trăng và đoàn công tác Luna của Liên Xô đã mang về Trái Đất tổng cộng 380 kg đá Mặt Trăng.
47 vật thể đã bị rơi hoặc do Mỹ vứt lại trên mặt đất Mặt Trăng, tổng trọng lượng là 109.670,8 kg.
21 vật thể của Liên Xô có tổng trọng lượng 60.383,2 kg. Riêng việc hạ cánh thành công thực hiện 8 nhiệm vụ, Liên Xô đã để lại 13 vật thể.
Trung Quốc để lại 3 vật thể nhân tạo trên bề mặt Mặt Trăng là tàu vũ trụ không người lái Hằng Nga 1, Hằng Nga 3 và Yutu… với tổng trọng lượng 3.200 kg.
Tuy nhiên, tàu vũ trụ Hằng Nga 1 đã cố tình đâm vào Mặt Trăng. Tàu thăm dò Yutu đã ngừng hoạt động vào tháng 3/2015. Tàu đổ bộ Hằng Nga 3 vẫn hoạt động cho đến ngày nay.
Trong vòng chưa đầy 1 tháng, nhiệm vụ của tàu Hằng Nga 4 là chạm đến phía bên kia Mặt Trăng. Nên tàu Hằng Nga 4 là vật thể thứ 4 của Trung Quốc trên Mặt Trăng. Hiện tại, các con tàu Ranger 4, Lunar Orbiter 1, Lunar Orbiter 2 và Lunar Orbiter 3 đều nằm phía bên kia Mặt Trăng.
Các nước khác cũng để lại không ít rác. Nhật Bản để lại 4 vật thể trên bề mặt Mặt Trăng, với tổng trọng lượng 2.192 kg. Ấn Độ có tàu thăm dò tác động Mặt Trăng (MIP)/ Chandrayaan-1 đã cố tình đâm vào Mặt Trăng vào năm 2008, có tổng trọng lượng 35 kg.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu cố tình phóng tàu thăm dò SMART-1 lên bề mặt Mặt Trăng, kết thúc nhiệm vụ vào ngày 3/9/2006. Tàu thăm dò SMART-1 có trọng lượng 307 kg.
Cận cảnh rác để lại trên Mặt Trăng.
Rác vũ trụ có mảnh to mảnh nhỏ, có thể rơi trở về Trái Đất dù chúng ta không mong muốn như vậy. Trong số đó, phải nói đến mảnh rác Kosmos 482 là tàu thăm dò không gian của Liên Xô được phóng vào ngày 31/3/1972 lên Sao Kim. Nhưng khi nó rời khỏi quỹ đạo Trái Đất, tàu thăm dò không may vỡ thành nhiều mảnh và không hoạt động được nữa.
Một số tàu vũ trụ bị hỏng đã rơi trở lại Trái Đất trong vòng 1 tháng. Nhưng tàu Kosmos 482 vẫn trên vũ trụ. Riêng khối chính đã nặng 495 kg. Dự kiến nó sẽ rơi vào khoảng giữa năm 2023 và 2025.
Tuy nhiên, nó có thể rơi trở về sớm hơn thế. Sớm nhất là trong năm nay - theo một báo cáo mới trên trang Space.com chuyên vũ trụ. Mảnh rác rơi xuống từ từ trong nhiều năm. Nó nhất định sẽ rơi xuống Trái Đất nhưng rơi theo đường cong.
Đáng chú ý là mảnh vỡ nằm trong quỹ đạo hình elip, điểm xa là 2.409,4 km và điểm gần là 209,7km. Hiện nay, nó đang ở độ cao trung bình 1.309,6 km. Năm ngoái nó còn ở trên độ cao 1.367km.
Tại thời điểm này, tốc độ rơi chóng mặt của nó gây động lực để nó ở trong quỹ đạo. Nhưng khi quỹ đạo đó vỡ ra thì nó rơi xuống tăng tốc lên vì lực hấp dẫn của Trái Đất ngày càng mạnh.
Vì tàu vũ trụ ban đầu đã va chạm với bề mặt Sao Kim nhiệt độ nóng khủng khiếp nên chỉ còn một mảnh rơi trở lại Trái Đất.
Tàu vũ trụ Venera 8 được phóng trước tàu Kosmos 482 4 ngày đều do Liên Xô chế tạo. Tàu Kosmos 482 nằm trong loạt thiết bị vũ trụ trên quỹ đạo Trái Đất mang tên Kosmos. Còn tàu Venera 8 được chế tạo riêng cho Sao Kim.
Tàu vũ trụ Venera (nguồn ảnh: Ciencias).
Venera 8 đã hạ cánh thành công bề mặt xuống Sao Kim, nhiệt độ trung bình khoảng 462 độ. Tuyệt vời hơn nữa là nó đã tồn tại và truyền dữ liệu trong hơn 50 phút.
Cho nên, tàu vũ trụ Kosmos 482 rơi trở về khá nguyên vẹn. Nhà thiên văn đã quan sát thấy những tia sáng đáng nghi ngờ là do tàu vũ trụ Kosmos 482 bay trở về.
Người quan sát vệ tinh Thomas Dorman dự đoán rằng nó sẽ rơi xuống Trái Đất vào cuối năm nay hoặc vào năm tới.
Bên cạnh đó, hầu hết các vệ tinh hiện nay được thiết kế tự phá vỡ và đốt cháy khi bay trở về để giảm thiểu nguy hiểm. Nhưng không phải luôn diễn ra suôn sẻ. Như trạm vũ trụ Skylab đã rơi trở về Australia mà không thể kiểm soát.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có trường hợp người tử vong do rác vũ trụ rơi xuống.