Hệ thống phòng không S-400 của Nga sắp giao cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đang được thực hiện đúng theo kế hoạch. Vào tuần này khách hàng sẽ nhận được các tổ hợp đầu tiên. Điều gì khiến Mỹ khó chịu nhất trong vấn đề này. Sau đây là bài của Sputnik về nội dung này.
Bốn tiểu đoànNga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thỏa thuận về việc cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph vào mùa hè năm 2017. Thông tin chi tiết đã được công bố vào tháng 12: Thổ Nhĩ Kỳ mua bốn tiểu đoàn S-400 với giá 2,5 tỷ USD. Hơn nữa, Nga đồng ý cho vay hơn một nửa giá trị hợp đồng. Thông tin này đã gây xôn xao trên truyền thông thế giới: đây là lần đầu tiên một quốc gia thành viên Liên minh Bắc Đại Tây Dương mua lại các hệ thống phòng không của Nga.
Không lâu sau Mỹ cũng phản ứng gay gắt. Một trong những lý do khiến Mỹ không hài lòng với hợp đồng này là việc Ankara đã lựa chọn sản phẩm của Nga chứ không phải tổ hợp Patriot, mà ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ rất muốn bán cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc hội Mỹ quyết định gây áp lực lên Ankara, họ tuyên bố rằng, trong trường hợp này, Mỹ sẽ đình chỉ việc cung cấp máy bay F-35 thế hệ thứ năm cho Thổ Nhĩ Kỳ. Dự thảo ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2020 có lệnh cấm chuyển máy bay này.
Ngoài ra, các phương tiện truyền thông Mỹ đã cố gắng làm Matxcơva sợ hãi khi đưa tin rằng, dường như Ankara đã đề nghị Lầu Năm Góc nghiên cứu hệ thống phòng không S-400. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ thông tin này và đảm bảo rằng, họ sẽ không cho phép các đại diện của Washington đến gần các tổ hợp phòng không Nga.
“Mỹ có thể nói dối, - phi công quân sự danh dự của Nga Vladimir Popov nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. - Các hệ thống S-300 và S-400 gây ra sự quan tâm lớn trên toàn thế giới. Chắc là các chuyên gia Mỹ cũng muốn nhận hệ thống này thông qua một nước thành viên NATO để nghiên cứu nó. Tuy nhiên, phiên bản xuất khẩu rất khác so với những hệ thống mà quân đội Nga đang sử dụng".
Trước đây, người phát ngôn của Tổng thống Nga ông Dmitry Peskov đã giải thích rằng, theo hợp đồng về cung cấp S-400 Ankara cam kết không tiết lộ một số thông tin nhất định, và Matxcơva tin cậy đối tác Thổ Nhĩ Kỳ.
Đóng cửa không phậnNgoài ra, NATO cho rằng, việc sử dụng đồng thời tổ hợp S-400 và máy bay chiến đấu F-35 sẽ giúp nghiên cứu khả năng của máy bay loại này, nhưng, Washington không muốn làm như vậy.
Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Nga Sergey Sudakov lý giải nỗi sợ hãi lớn nhất của Mỹ chính là bởi việc Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay chiến đấu F-35 với tư cách thành viên NATO, đồng thời mua tổ hợp phòng không S-400 của Nga được thiết kế để chiến đấu chống lại các máy bay này.
"Mỹ gọi máy bay ném bom và tấn công F-35 là một trong những loại vũ khí tinh vi nhất có khả năng phá hủy các hệ thống phòng không S-300 và S-400", ông Sudakov nói với Sputnik.
"Nhưng, nhìn chung, chưa có bằng chứng nào cho điều này. Với các tổ hợp của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tạo ra một hệ thống độc đáo có khả năng chống lại các đổi mới được đưa vào F-35. Tức là, trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO, các máy bay Mỹ sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn ".
Chuyên gia nói thêm rằng, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO từ năm 1953, quốc gia này vẫn chưa hòa nhập với thế giới phương Tây.
“Đây là một quốc gia rộng lớn với tham vọng đế quốc, họ có thể hành động khá hung hăng nếu bị dồn vào góc, - ông Sudakov nói. Tổng thống Erdogan làm tất cả để tự bảo vệ mình. Với hợp đồng mua S-400 từ Nga, Erdogan tạo ra chiến lược an ninh quốc gia cho nhiều thập kỷ tới. Washington nhận thức rõ rằng, họ không thể gây áp lực lên một quốc gia sở hữu các hệ thống phòng không này. Trong những trường hợp như vậy Hoa Kỳ thường sử dụng một chiến lược rất đơn giản: nếu bạn không đồng ý, chúng tôi sẽ sử dụng vũ lực".
Yếu tố răn đeTrong khi đó quá trình chuẩn bị vận chuyển các hệ thống S-400 sang Thổ Nhĩ Kỳ đang diễn ra theo hạn định. Tổng thống Tayyip Erdogan đã chỉ thị Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu lựa chọn địa điểm bố trí các hệ thống này. Trong cuộc phỏng vấn của tờ báo Izvestia, ông Ahmet Berat Chonkar, phó chủ tịch nhóm Thổ Nhĩ Kỳ tại Hội đồng nghị viện NATO, không loại trừ khả năng các hệ thống này sẽ được triển khai trên biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
“Xung quanh Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có những điểm nóng: Iraq, Iran, Syria, Síp, toàn bộ khu vực chúng tôi giống như một thùng thuốc súng. Mối đe dọa nghiêm trọng nhất là vùng phía Đông Địa Trung Hải, từ phía Bắc Síp và Syria. Vì vậy, chúng tôi trước hết muốn bảo vệ biên giới phía nam và phía đông của Thổ Nhĩ Kỳ”, ông nói.
Được biết, Ấn Độ là khách hàng tiếp theo mua các hệ thống S-400. Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật - quân sự Liên bang Nga (FSMTC) đưa tin rằng, Nga muốn nhận tiền tạm ứng mua S-400 từ Ấn Độ vào cuối năm nay. Trong trường hợp này việc giao hàng có thể bắt đầu vào năm 2020 và hoàn thành vào năm 2025.
Ông Sudakov nói, điều này có nghĩa là toàn bộ bản đồ địa chính trị của thế giới đang được vẽ lại. Chiến lược chiến tranh đang thay đổi hoàn toàn, khái niệm về cái gọi là độc quyền của Mỹ đang được xem xét lại. Và Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò chất xúc tác trong quá trình này”.
Một trong những bằng chứng hùng hồn khẳng định tính hiệu quả của các hệ thống phòng không Nga ở nước ngoài là việc triển khai các tổ hợp tên lửa phòng không ở Syria. Quân đội Syria đã được giao một số tổ hợp thế hệ trước (S-300V4) sau sự cố với máy bay trinh sát Il-20 vào tháng 9 năm ngoái. Ngay sau đó cường độ các chuyến bay của không quân liên minh do Mỹ đứng đầu trên lãnh thổ Syria đã giảm mạnh, cũng như số chuyến bay của không quân Israel.
Iran cũng là khách hàng tiềm năng mua hệ thống phòng không Nga. Đến nay nước này chưa hỏi mua, nhưng, đại diện Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật - quân sự Liên bang Nga nhấn mạnh rằng, Nga sẵn sàng đàm phán về tổ hợp Triumph. Và khách hàng nước ngoài đầu tiên mua S-400 là Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc trong mấy năm liền sử dụng thành công các hệ thống phòng không của Nga.