Vingroup mở trường đào tạo phi công
Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) tuần qua đã công bố chính thức ký kết thoả thuận hợp tác với CAE Oxford Aviation Academy - tổ chức đào tạo hàng không hàng đầu thế giới - thành lập Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành hàng không (VinAviation School) và Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air (VPA Training Centre) tại Việt Nam.
Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng đặt mục tiêu góp phần giải quyết được bài toán khan hiếm phi công trong nước, đồng thời tiến tới xuất khẩu phi công ra thế giới.
Cụ thể, VinAviation School sẽ đào tạo phi công, thợ máy cơ bản theo tiêu chuẩn quốc tế, chỉ tiêu dự kiến là 400 phi công và thợ máy mỗi năm. Vinpearl Air là trung tâm đào tạo huấn luyện chuyển loại, nâng cấp và định kỳ cho phi công, thợ máy, huấn luyện nhân viên điều phái bay, tiếp viên hàng không và các nhân viên hàng không khác.
Nói về quyết định này, lãnh đạo Vingroup cho biết, đơn vị này đặt mục tiêu góp phần giải quyết được bài toán khan hiếm phi công trong nước, đồng thời tiến tới xuất khẩu phi công ra thế giới.
Trước đó, Vingroup đã tiến hành thủ tục đổi tên Công ty Phát triển thương mại và dịch vụ VinAsia thành Công ty Hàng không Vinpearl Air. Vinpearl Air có vốn điều lệ 1.300 tỷ đồng.
Vua thép Trần Đình Long vung tiền nắm 700 triệu cổ phiếu Hòa Phát
Tuần qua, ông Trần Đình Long, Chủ tịch CTCP Tập đoàn Hòa Phát đã hoàn tất mua hơn 5,5 triệu cổ phiếu HPG. Qua đó, ông Long đã nâng sở hữu của ông lên 700 triệu cổ phiếu, tương đương 25,35% vốn điều lệ của Hòa Phát.
Về tỷ lệ cổ phiếu của các cá nhân liên quan tới ông Long, theo thống kê, hiện tại, bà Vũ Thị Hiền, vợ ông Long đã nắm 202 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 7,32%. Với sở hữu này, tài sản vợ chồng ông Trần Đình Long đạt khoảng 19.000 tỷ đồng.
Cùng với người thân khác, tổng cộng, gia đình ông Long đang nắm giữ hơn 904 triệu cổ phiếu Hòa Phát, tương đương tỷ lệ 32,76%.
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch CTCP Tập đoàn Hòa Phát đã hoàn tất mua hơn 5,5 triệu cổ phiếu HPG.
Trước đó, trong quý 1, HPG có doanh thu 15.180 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ, đạt 22% kế hoạch năm. Qua đó, lợi nhuận sau thuế Hòa Phát đạt 1.810 tỷ đồng, giảm 18,5% so với cùng kỳ và đạt 27% kế hoạch năm 2019.
Bầu Đức có thể thu về nghìn tỷ sau thương vụ khủng
Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai – HAGL Agrico (HNG) tuần qua đã thông báo về giao dịch cổ phiếu của người có liên quan của người nội bộ của công ty đại chúng.
Theo đó, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đã đăng ký bán 60 triệu cổ phiếu HNG mà phía HAG nắm giữ. Theo tính toán, nếu thương vụ thành công, công ty của Bầu Đức có thể thu về hơn 1.200 tỷ đồng.
Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 12/7 đến ngày 10/8, thông qua phương thức thỏa thuận. Theo thông báo, toàn bộ số tiền thu về sẽ được Hoàng Anh Gia Lai sử dụng vào mục đích tái cấu trúc tài chính.
HAGL đang nắm giữ hơn 512 triệu cổ phiếu HNG, tương ứng tỷ lệ 57,81% vốn điều lệ công ty này. Nếu giao dịch trên hoàn tất, HAG sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại HNG xuống còn 51,04%, tương đương gần 453 triệu cổ phiếu.
Vợ đại gia Novaland bất ngờ muốn chi trăm tỷ mua cổ phiếu tập đoàn
Bà Cao Thị Ngọc Sương, vợ ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Novaland đã đăng ký mua hơn 2,2 triệu cổ phiếu từ ngày 18/7 đến 16/8. Trước đó, bà Sương chưa sở hữu cổ phiếu NVL.
Giao dịch này có thể sẽ được thực hiện bằng khớp lệnh hoặc thoả thuận. Nếu thành công, bà Cao Thị Ngọc Sương sẽ nắm khối lượng cổ phiếu tương đương với 0,23% vốn điều lệ tập đoàn.
Hồi tháng 4, con trai ông Nhơn là Bùi Cao Nhật Quân cũng mua vào hơn 1,3 triệu cổ phiếu NVL. Bùi Cao Nhật Quân hiện sở hữu 4,5% vốn NVL. Trong khi ấy, ông Nhơn nắm 20,36% vốn điều lệ Novaland.
Bà Cao Thị Ngọc Sương, vợ ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Novaland đã đăng ký mua hơn 2,2 triệu cổ phiếu.
Trước đó, năm 2018, Novaland đạt doanh thu thuần đạt 15.290 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2017. Qua đó, lợi nhuận sau thuế đạt 3.267 tỷ đồng, tăng 58% so với năm 2017.Yeah1 gây bất ngờ với vai trò mới.
Yeah1 tuần qua vừa được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhắc tới trong Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2019 của bộ này.
Theo Bộ trưởng, một công nghệ nền tảng dùng chung cho báo điện tử đang được xây dựng bởi Công ty Yeah1.
Bộ trưởng cho rằng, hiện có hàng trăm cơ quan báo chí, mỗi cơ quan bỏ tiền ra để làm nền tảng công nghệ thì không đủ nguồn lực và lãng phí. Vì vậy, một nền tảng công nghệ dùng chung cho báo chí đang được xây dựng và dự kiến ra mắt trong tháng 7 này.
Nền tảng này sẽ hỗ trợ công nghệ cho các cơ quan báo chí giống như Grab cung cấp nền tảng chung cho các doanh nghiệp vận tải.
Theo thông báo, Fitch không còn có đủ thông tin cần thiết để đưa ra mức xếp hạng cũng như đưa ra các phân tích về Vingroup.