Dân Việt

5 loài rắn có nọc độc mạnh nhất thế giới tự nhiên

PV 22/07/2019 21:30 GMT+7
Một số loài rắn có khả năng tạo ra nọc độc để săn mồi và tự vệ. Chúng có thể tiết nọc độc qua răng nanh hoặc phun như sương mù. Những loài rắn có nọc độc phổ biến bao gồm các họ Elapidae, Viperidae, Atractaspididae và một số loài Colubridae. Sau đây là danh sách 5 loài rắn có nọc độc mạnh nhất thế giới tự nhiên.

4. Rắn hổ mang Trung Á

Rắn hổ mang Trung Á còn được gọi là rắn hổ mang Caspi, chúng có tên khoa học là Caspian cobra. Đây là một loài rắn độc thuộc họ Elapidae và là động vật đặc hiệu của vùng Trung Á. Hổ mang Trung Á có chiều dài trung bình, rắn trưởng thành có xương cổ dài và có thể mở rộng để tạo thành một chiếc mũ trùm đầu.

Loài này có chiều dài trung bình khoảng 1m, hiếm có cá thể nào đạt đến chiều dài 1,5m. Chúng có đầu hình elip, lõm và hơi khác biệt so với cổ, với mõm ngắn, tròn và lỗ mũi lớn. Mắt có kích thước trung bình với con ngươi tròn.

img

Rắn hổ mang Trung Á.

Rắn hổ mang Trung Á có nọc độc cực mạnh, có thể gây tử vong chỉ với liều 0,005 mg/kg. Vết cắn của loài này có thể gây đau và sưng dữ dội, cùng với nhiễm độc thần kinh nghiêm trọng. Yếu, buồn ngủ, mất điều hòa, hạ huyết áp và tê liệt cổ họng và tay chân có thể xuất hiện trong vòng chưa đầy một giờ sau khi cắn.

Nếu không được điều trị y tế, các triệu chứng nhanh chóng xấu đi và tử vong có thể xảy ra ngay sau khi bị cắn do suy hô hấp.

3. Rắn nâu phương Đông

img

Rắn nâu phương Đông.

Rắn nâu phương Đông có địa bàn cư trú chủ yếu ở Australia, 1/14.000 ounce nọc độc của nó đủ để giết chết một người trưởng thành. Chúng là một trong những loài rắn độc nhất thế giới. Nọc độc của chúng chứa độc tố thần kinh và chất gây tụ máu.

May mắn thay cho con người, chưa đến một nửa số vết cắn là chứa nọc độc và chúng sẽ không cắn nếu không bị bắt buộc. Thông thường phản ứng của chúng là bỏ chạy, vì vậy bạn có thể yên tâm đứng im nếu gặp chúng trong tự nhiên.

2. Rắn hổ mang rừng rậm

Rắn hổ mang rừng rậm còn được gọi là rắn hổ mang đen (black cobra) hay rắn hổ mang môi đen trắng (black and white-lipped cobra). Chúng là một loài rắn bản địa thuộc họ Elapidae tại châu Phi, chủ yếu tại miền trung và phần phía tây châu lục. Hổ mang rừng rậm là loài rắn dài nhất thuộc chi rắn hổ mang với chiều dài lên đến 3,1 m.

Mặc dù ưa thích sinh cảnh rừng rậm đất thấp và xavan ẩm ướt, nhưng loài rắn hổ mang này rất dễ thích nghi và có thể tìm được tại nơi khí hậu khô hạn trong phạm vi địa lý của chúng. Loài rắn này rất giỏi bơi lội, thường được xét là loài bán thủy sinh.

Nọc độc của rắn hổ mang rừng rậm thuộc nhóm neurotoxin (độc tố thần kinh) nhận truyền tín hiệu qua khớp thần kinh và vết cắn gây nhiễm độc thần kinh nặng.

Dấu hiệu cùng triệu chứng khi trúng độc gồm có sụp mí mắt, buồn ngủ, liệt tứ chi, mất thính lực, mất khả năng nói chuyện, chóng mặt, mất điều hòa, sốc, huyết áp thấp, đau bụng, sốt, xanh xao, và những triệu chứng thần kinh, hô hấp khác.

1. Rắn Taipan nội địa

Rắn Taipan nội địa là loài bản địa của Australia và được xem là loài rắn độc nhất trong tất cả các loài rắn trên cạn. Nó là một loài rắn thuộc họ Elapidae.

Tuy là rắn độc, nhưng nó rất nhát và hay lẩn lút, luôn luôn tìm cách chạy trốn nếu có sự cố. Nó màu nâu đậm hay xanh đậm ô liu tùy mùa và dài khoảng 1,8 m cho đến tối đa là 2,5 m. Thức ăn chủ yếu của loài này là gặm nhấm và chim nhỏ. Liều gây chết trung bình (LD50) cho chuột là 2 μg/kg (ppb) nếu là taipoxin tinh chất và 30 μg/kg (ppb) nếu là nộc độc tự nhiên của nó.