Nói về Tam Quốc, có một câu nói lưu truyền trong dân gian rằng "Quách Gia bất tử, Ngọa Long bất xuất", nghĩa là nếu Quách Gia không chết, Gia Cát Lượng sẽ chẳng dám ra ngoài để giúp Lưu Bị. Tại sao Gia Cát Lượng không dám ra ngoài? Vì Quách Gia thực sự quá lợi hại, Gia Cát Lượng chắc chắn sẽ bị đánh bại khi gặp ông, nếu đã thế, thì tốt hơn là không nên ra khỏi núi làm gì. Tất nhiên, đây chỉ là nhận định trong các cuốn tiểu thuyết, nhưng vì sự lan rộng của nó mà mọi người không biết sự thật rốt cuộc là gì.
Vậy thì, trong lịch sử thực tế, trí tuệ và chiến lược của Quách Gia và Gia Cát Lượng có cùng đẳng cấp không?
Nói về sự khôn ngoan của Quách Gia, người ta thường nhắc đến trận Quan Độ. Ngoài ra, Tào Tháo sau khi thua trận Xích Bích quay về, đến Ba Khâu gặp dịch bệnh, đốt thuyền, cũng đã từng than rằng: "Nếu Quách Phụng Hiếu còn, chẳng khiến Cô đến nỗi này!". Giờ cùng xem tình hình của hai trận chiến này để nói về vị trí của Quách Gia.
Quách Gia
Luận "Tào Tháo thập thăng, Viên Thiệu thập bại" được trích trong cuốn "Phó Tử", đại ý là, Tào Tháo muốn tấn công Viên Thiệu, nhưng rồi lại nghĩ rằng Viên Thiệu có vùng Tứ Xuyên phương Bắc, quân hùng thế mạnh, sợ rằng mình không địch lại được, vì vậy đã hỏi Quách Gia. Quách Gia đã lấy ví dụ trận Lưu Bang và Hạng Vũ, rồi sau đó đưa ra quan điểm "thập thăng thập bại" (10 chiến thắng, 10 thất bại), một là đạo thắng, hai là nghĩa thắng, ba là trị thắng, bốn là độ thắng, năm là mưu thắng, sáu là đức thắng, bảy là nhân thắng, tám là minh thắng, chín là văn thắng, mười là võ thắng. Tất nhiên, Quách Gia nói rằng Viên Thiệu chẳng có cái nào trong "thập thăng" vừa kể trên, nên viên Thiệu là "thập bại". Tào Tháo nghe xong liên cười nói: "Ta đâu có tốt như ngươi nói!"
Tuy nhiên, cố vấn của Tào Tháo không chỉ có Quách Gia, đưa ra ý kiến cũng không phải chỉ có mình Quách Gia. Đầu tiên là Tuân Úc. Tào Tháo muốn đánh nhau với Viên Thiệu nhưng lo lắng rằng sức lực của mình không đủ, nên đã hỏi Tuân Úc. Tuân Úc cũng sử dụng ví dụ của Lưu Bang và Hạng Vũ để so sánh và đưa ra lý thuyết "tứ thăng" gồm "độ, mưu, võ, đức", sau đó đề xuất mưu đánh Lữ Bố trước. Tào Tháo cũng lo lắng rằng Viên Thiệu sẽ liên lạc với các chư hầu khác như Mã Siêu, Hàn Toại... Tuân Úc nói rằng Tào Tháo có thể sử dụng ân đức để bình định những người này, và sau đó để Chung Dao trấn giữ Tây Bắc, không có gì đáng lo ngại cả.
Thứ hai là Tuân Du. Quân của Viên Thiệu vây thành Bạch Mã, đến Lê Dương, chuẩn bị vượt sông Hoàng Hà. Tuân Du đề nghị Tào Tháo hãy cứ để kẻ thù phân binh, rồi sau đó tấn công thật nhanh. Tào Tháo nghe theo Tuân Du, nhanh chóng xuất kích, đánh bại tướng của Viên Thiệu là Nhan Lương, Văn Xú, giải vây thành Bạch Mã, hình thành cục diện "đối bờ" ở Quan Độ.
Hay khi Tào Tháo chinh phạt Viêm Đàm, có một người có công lao lớn nhất, người này không phải là Quách Gia cũng không phải Trương Liêu, mà là Điền Trù, người đã hiến kế giả cách lui quân, bỏ đường lớn theo đường nhỏ, giúp quân Tào đến được Liễu Thành.
Ngoài ra còn có Giả Hủ, Trinh Dục. Nhưng nói như vậy không phải là để phủ nhận sự khôn ngoan của Quách Gia, mà chỉ muốn nói rằng các chiến lược của Quách Gia hoàn toàn có thể thay thế, có nghĩa là, những chủ ý đó dù Quách Gia không đề xuất ra thì cũng có người khác nói.
Vậy thì, tại sao Tào Tháo lại nói rằng nếu Quách Gia vẫn còn ở đó thì ông đã không bại trận Xích Bích? Lý do cơ bản là Tào Tháo đang trốn tránh trách nhiệm của mình. Một khi trận Xích Bích bại, thống nhất thiên hạ cũng xem như vô vọng, giang sơn Hán thất muốn trở thanh thiên hạ Tào gia sẽ không còn là chuyện tất nhiên được nữa. Tào Tháo làm sao mà không bùi ngùi!
Trong trường hợp này, Tào Tháo muốn tìm một cái cớ cho thất bại này cũng là lẽ thường tình. Vậy tìm ai bây giờ?
Người còn sống nên nói cũng đã nói rồi, nên khuyên cũng khuyên rồi, Tào Tháo có nghe không? Khi đó, Lưu Chương đã tìm đến Tào Tháo muốn nói về việc đầu hàng, còn từng phái binh lính tới Kinh Châu trợ giúp, còn lại cũng chỉ còn Trương Lỗ ở Hán Trung và Tôn Quyền ở Giang Đông. Lưu Biểu chết, Lưu Tông đầu hàng, Tào Tháo có thủy quân, không nhân cơ hội này chiếm đất Giang Đông, Tào Tháo liệu có can tâm?
Tào Tháo muốn thảo phạt Đông Ngô, Tuân Úc, Tuân Du, Trình Dục, Đổng Chiêu, rồi Tưởng Tế, Trần Quần không ai dám đứng ra phản đối, điều này nói lên gì? Giả Hủ từng khuyên Tào Tháo đừng vội đánh đất Giang Đông, trước tiên nên bình định lại Kinh Châu, đợi Kinh Châu ổn thỏa rồi, Giang Châu tự dưng sẽ quy về một mối, nhưng Tào Tháo không nghe. Như vậy, người sống không có lỗi nên tìm người đã mất để lấp liếm vậy.
Trên thực tế, Tào Tháo đánh giá cao Quách Gia một mặt là vì sự khôn ngoan, một mặt quan trọng hơn đó là về tuổi tác. Tào Tháo từng nói với Tuân Du rằng: "Chư vị tuổi tác đều không kém ta là bao, chỉ có Quách Gia là nhỏ tuổi nhất. Ta nghĩ mọi chuyện sau này đều ủy thác cho Quách Gia, nhưng không ngờ Quách Gia lại mất sớm như vây, đây là số mệnh ư? ".
Quách Gia nhỏ hơn Tào Tháo 15 tuổi, lớn hơn Tào Phi 17 tuổi, rất thích hợp để phò tá thế hệ tiếp theo, vì vậy, cái chết của Quách Gia là điều đáng buồn nhất đối với Tào Tháo. Nhưng xét về địa vị, công trạng và vai trò, Quách Gia không phải là thành viên cốt lõi của Tập đoàn họ Tào, ít nhất là kém hơn rất nhiều so với Tuân Úc, Tuân Du và Gia Hủ.
Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng khi nhìn thấy Lưu Bị lần đầu tiên đã đưa ra một cái nhìn về thiên hạ, lịch sử gọi là "Long Trung đối". Định hướng chiến lược của "Long Trung đối" cho Lưu Bị đó là giành Kinh Châu trước, sau đó giành Ích Châu, rồi từ hai hướng này đánh vào Ngụy quốc, giành lấy thiên hạ. Mọi người có thể sẽ phản đối, cho rằng Lưu Biểu, Lưu Chương đều là những nhân vật vô dụng, kế sách này của Gia Cát Lương chẳng có gì to tát cả, Lỗ Túc, Cam Ninh cũng cho rằng như vậy. Nhưng ở thời điểm lúc đó, thực sự là không có được mấy người có thể nhìn ra được điểm này như Khổng Minh, ít nhất là Tập đoàn Lưu Bị không ai nhìn được ra cả.
Trước Gia Cát Lượng, Lưu Bị có một cố vấn tên là Từ Thứ, tại sao Từ Thứ không nghĩ ra được điều này? Cần phải biết rằng, Lưu Biểu khi đó cũng là một người có quyền có thế, Gia Cát Lượng không những biết điều này mà còn hỏi ý kiến của Lưu Bị. Còn chuẩn bị cho Lưu Bị một điều kiện, đó là để Lưu Kì, con trai của Lưu Biểu đi trấn thủ Giang Hạ, cùng chính vì có mưu kế này của Gia Cát Lượng mà Lưu Bị mới có thể ung dung, mở lòng, dù có ẩn nấp cũng không đến nỗi bi quan, thất vọng. Khi Lưu Bị thất bại tại trận Trường Bản, Gia Cát Lượng nói với Lưu Bị rằng "Việc cấp bách, hãy tìm đến Tôn tướng quân", không những đưa ra cho Lưu Bị một con đường sống mà còn góp phần hình thành nên liên minh Tôn Lưu. Có được Gia cát Lượng, Lưu Bị như "cá gặp nước".
Nhiều người nói rằng nếu Bàng Thống và Pháp Chính vẫn còn, Gia Cát Lượng chưa chắc đã được trọng dụng, đó là bởi họ chưa nhìn thấu được mối quan hệ giữa Lượng và Bị. Khi Lưu Bị làm hoàng đế, ông lập tức bổ nhiệm Gia Cát Lượng làm thừa tướng. Điều này có nghĩa là gì? Nói là vì các bậc tiền bối không còn nhiều, nhưng Trương Phi chẳng phải vẫn còn đó sao! Triều đại Đông Hán đã không có chức thừa tướng lâu rồi, nếu không phải là tin tưởng tuyệt đối thì Lưu Bị hoàn toàn có thể phong cho Gia Cát Lượng nhiều chức quan khác cơ mà, hà cớ gì phải để Khổng Minh "một bước lên cao" như vậy!
Nếu theo giả định của Tào Tháo, để Quách Gia phò tá thế hệ tiếp theo, Quách Gia có thể trở thành mưu sĩ duy nhất hoặc người có chức vụ cao nhất của triều đình Tào gia hay không, điều này con rất khó nói, bởi vì thế hệ cũ còn có Gia Hủ, Chung Dao, Hoa Hâm, Vương Lãng; Tào phi có Tư Mã Ý, Trần Quần, Ngô Chí, Chu Thước; Tào Thực cũng có Dương Tu và Đinh Thị huynh đệ, Quách Gia có thể nổi bật lên hẳn so với những người này không? Nói tóm lại, Quách Gia và Chu Cát Lượng căn bản không phải là những mưu sĩ có cùng đẳng cấp. Vì vậy, nói "Quách Gia bất tử, Ngọa Long bất xuất" hoàn toàn chỉ là tin đồn.