Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trao quyết định của Chính phủ công nhận huyện Tây Hòa (Phú Yên) đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2018.
Theo báo cáo của UBND huyện Tây Hòa, qua 8 năm xây dựng NTM, đến nay, kết cấu hạ tầng từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch đúng hướng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 35,5 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,44%.
Tây Hòa có hệ thống thủy nông Đồng Cam, hồ chứa nước Hóc Răm (tưới, tiêu liên xã) và 3 trạm bơm điện bơm tưới hỗ trợ chống hạn; cùng với đó có 8 đập dâng, 10 trạm bơm, 6 hồ chứa nước đảm bảo tưới, tiêu phục vụ sản xuất cho lúa 2 vụ, cung cấp nước sinh hoạt và chăn nuôi, cải tạo môi trường sinh thái.
Một đoạn đường bê tông vào xã Hòa Bình 1, Tây Hòa.
Hiện tại, địa bàn huyện đã hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung như: vùng sản xuất chuyên canh lúa chất lượng cao ở xã Hòa Tân Tây, vùng sản xuất rau màu ở xã Hòa Bình 1, vùng chăn nuôi tập trung ở xã Sơn Thành Đông, vùng trồng tiêu Sơn Thành Đông và Sơn Thành Tây, vùng nguyên liệu mía và vùng sản xuất mía có tưới ở xã Hòa Phú, Hòa Mỹ Tây,... Nhờ vậy, hiệu quả sản xuất và chất lượng nông sản được nâng cao.
Huyện Tây Hòa cũng đang thực hiện 26 mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trồng trọt theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất đại trà. Mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa ứng dụng cơ giới hóa, giảm lượng giống gieo sạ với diện tích 1.650ha. Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống cấp xác nhận, xuất bán lúa giống các loại cho các công ty giống cây trồng và bán cho các thành viên hợp tác xã để sản xuất vụ sau.
Một số sản phẩm phẩm đặc trưng của huyện Tây Hòa, Phú Yên.
Chinh quyền huyện Tây Hòa cũng đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp nâng cao các tiêu chí, đảm bảo chương trình xây dựng NTM trên địa bàn luôn phát triển ổn định và bền vững.