Ở Trung Quốc, loại cây này được gọi là vân thực, còn ở Việt Nam, chúng được biết đến với tên gọi là cây móc diều, hay vuốt hùm, móc mèo. Các nhánh của cây có nhiều gai hình nón, quả đậu dài khoảng 13cm, lồi và phủ gai ngược, hoa mọc theo chùm có màu vàng, thường ra hoa vào tháng 4,5 hàng năm.
Hạt móc diều có chứa lượng dầu rất cao.
Hạt móc diều thu hoạch vào mùa thu, bên trong hạt có chứa lượng dầu rất cao, có thể được dùng để tạo ra xà bông hoặc dầu bôi trơn công nghiệp, nửa cân có thể bán được với giá 35 nhân dân tệ (khoảng 117 nghìn đồng). Ngoài ra, móc diều còn có thể được sử dụng để làm thuốc, có thể loại độc của côn trùng, giảm ho và đờm... Tuy nhiên, đây không phải là mục đích sử dụng chính của móc diều. Trên thực tế, có một điều khá kỳ lạ là những cây móc diều nào có chứa sâu mọt đều được tìm kiếm. Họ có thể bán được ít nhất 1000 tệ/ nửa cân sâu mọt (khoảng 3,3 triệu đồng).
Sâu mọt trong cây móc diều có thể bán được ít nhất 1000 tệ/nửa cân.
Chỉ cần dùng dao tách vỏ cây móc diều là có thể nhìn thấy loại sâu mọt này. Loại sâu mọt này là vô hại, chúng đã ở trong vỏ cây từ rất lâu, đồng thời trưởng thành và phát triển bên trong vỏ đó trong một thời gian dài. Loại sâu mọt này ăn chất dinh dưỡng của cây mà lớn lên, là một loại dược liệu vô cùng hiếm có, trong các sách y học cổ truyền của Trung Quốc đều có ghi chép về loại sâu này.
Sâu móc diều có thể điều trị chứng biến ăn ở trẻ em.
Trước đây, mọi người cần phải dùng một đấu gạo mới đổi được một con sâu đó. Trên thực tế, tác dụng lớn nhất của sâu móc diều đó là tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể của trẻ, có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng biếng ăn của trẻ. Một số khu vực ở Trung Quốc vẫn dùng sâu móc diều để điều trị chứng chán ăn ở trẻ. Không chỉ vậy, một số quý tộc khi đó cũng tin rằng việc ăn sâu móc diều lâu dài có thể chăm sóc và tăng cường sức khỏe.
Nhiều người nông dân dựa vào loại cây có “rễ biến sắc“ này để kiếm hàng chục triệu đồng mỗi năm...