Nhiều yếu tố làm cho những người giàu có này mất tất cả, từ suy thoái kinh tế, đầu tư thua lỗ và thậm chí cả những vụ lừa đảo đình đám. Một số tỷ phú đã có thể hồi phục sau những thất bại và có được cuộc sống giàu có như trước đây. Tuy nhiên, một số khác đã không thể gây dựng lại được sự nghiệp như trước.
Nữ tỷ phú Patricia Kluge
Patricia Kluge từng sở hữu khối tài sản trị giá 5 tỷ đô la và được xếp hạng là người giàu nhất nước Mỹ vào năm 1981, theo Forbes. Với ý định thành lập một đế chế kinh doanh, Kluge đã mở Nhà máy rượu vang và Vườn nho Kluge trên mảnh đất rộng gần 960 mẫu.
Tuy nhiên, sau một loạt các khoản đầu tư tồi tệ và đổ tiền vào bất động sản khi thị trường nhà đất sụp đổ, Kluge đã mất tất cả. Năm 2011, nhà máy rượu Albemarle đã được Donald Trump mua lại sau khi nó bị Ngân hàng Trung ương Mỹ tịch thu. Việc Patricia Kluge phá sản đã làm chấn động giới bất động sản Mỹ lúc bấy giờ.
Vijay Mallya
Cựu tỷ phú Vijay Mallya của Ấn Độ là một ông trùm rượu nổi tiếng được biết đến với những bữa tiệc xa hoa và lối sống thượng lưu. Vào năm 2012, ông bị phát hiện phải vay nợ ngân hàng để cố gắng duy trì hoạt động kinh doanh. Sau đó, ông vỡ nợ phải dừng hoạt động và trốn sang Anh nhờ tấm hộ chiếu ngoại giao khi còn làm Nghị sĩ Ấn Độ.
Theo Business Standard, doanh nhân này bị cáo buộc “tội lừa đảo ngân hàng và rửa tiền với số tiền ước tính khoảng 90 tỷ rupee”, xấp xỉ 1,3 tỷ USD.
Sean Quinn
Sean Quinn có được rất nhiều thành công qua những khoản đầu tư của mình vào các ngành công nghiệp như nhựa, thủy tinh và khách sạn. Ông cũng nắm giữ 25% cổ phần của Ngân hàng Anglo Ailen.
Khi khủng hoảng tài chính 2008 nổ ra, ngân hàng này ngấp nghé bờ vực sụp đổ. Quinn mất gần hết số tài sản 2,8 tỷ USD. Tháng 11/2011, ông tuyên bố tài sản của ông còn chưa đầy 50.000 Bảng và nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
Bernard "Bernie" Madoff
Bernard Madoff (tên khác là "Bernie") chính là kẻ đứng đầu của vụ lừa đảo kim tự tháp ponzi lớn nhất trong lịch sử Mỹ. Khoản lỗ của ông tích lũy lên tới khoảng 65 tỷ USD và không bị phát hiện trong nhiều thập kỷ. Năm 2008, Madoff bị buộc tội với 11 tội danh lừa đảo, rửa tiền, khai man và trộm cắp. Ông ta đã nhận bản án 150 năm tù.
Elizabeth Holmes
Elizabeth Holmes đã từng là một ngôi sao ở Thung lũng Silicon với tài sản ròng trị giá 5 tỷ đô la. Công ty xét nghiệm máu của cô, Theranos, được định giá 9 tỷ đô la.
Tuy nhiên, đầu năm 2016, cơ quan chức năng kết luận rằng công nghệ này đặt ra rủi ro về an toàn cho bệnh nhân. Holmes bị buộc tội gian lận vào tháng 6 năm 2018 và có giá trị ròng hiện tại là 0 đô la.
Björgólfur Gudmundsson
Bjorgólfur Gudmundsson đã từng là người giàu thứ hai ở Iceland và là một cổ đông lớn trong ngân hàng Landsbanki của Iceland. Sau khi ngân hàng đi vào hoạt động vào tháng 10 năm 2008, Forbes đã sửa đổi giá trị tài sản ròng của Gudmundsson từ 1,2 tỷ đô la thành 0 đô la khi tỷ phú tuyên bố phá sản. Gudmundsson kể từ đó đã vực lại được công việc kinh doanh và được Forbes đánh giá là “sự trở lại tuyệt vời”.
Allen Stanford
Allen Stanford đang thụ án 110 năm tù giam vì đứng đầu thượng vụ lừa đảo Ponzi lớn thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ. Vụ lừa đảo lên đến đỉnh điểm khi các nhà đầu tư thua lỗ với tổng trị giá 7 tỷ USD và 18.000 nạn nhân của Stanford vẫn chưa được trả lại bất kỳ khoản tiền nào họ đã mất.
Donald Trump
Tổng thống Donald Trump chưa bao giờ tuyên bố phá sản nhưng sáu công ty của ông đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản và một loạt các công ty của ông từng bị phá sản nhưng rất kín tiếng.
Sòng bạc Taj Mahal của ông Trump tuyên bố phá sản vào năm 1991. Hai sòng bạc khác của ông cũng phá sản, cùng với khách sạn Plaza Hotel ở New York. Ngoài ra, Trump Hotels and Casinos Resorts phá sản năm 2004 với 1,8 tỷ USD tiền nợ.
Một vài người trong danh sách này đã vực dậy để làm lại cuộc đời thành công.