Làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, thuộc địa bàn phường Thanh Hà, thành phố Hội An, cách khu phố cổ khoảng 2km về hướng Tây.
Vào thế kỷ thứ 16-17, Thanh Hà là một ngôi làng rất phồn thịnh, nổi tiếng về các mặt hàng gốm
Đến làng gốm Thanh Hà, du khách dễ nhận ra bởi từ con đường, góc sân đến mái ngói đều làm từ đất nung.
Một khung cảnh làng quê bình yên với không gian xanh của hàng cau thẳng tắp lối đi, những sản phẩm gốm vừa mới tạo hình đang được phơi nắng.
Nhiều sản phẩm đẹp mắt, tinh xảo được tạo nên bởi bàn tay và khối óc con người
Sản phẩm chủ yếu ở Thanh Hà là các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con vật… mang nhiều kiểu dáng, màu sắc rất phong phú và đặc biệt nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của địa phương khác.
Những sản phẩm gốm vừa mới tạo hình đang được phơi nắng.
Làng gốm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Đến làng nghề truyền thống gốm Thanh Hà, ngoài việc được chứng kiến tài hoa trong nghệ thuật chế tác của các nghệ nhân, du khách còn được hướng dẫn để tự tay thực hiện các sản phẩm thủ công truyền thống.
Làng rau Trà Quế
Làng rau Trà Quế thuộc xã Cẩm Hà, nằm cách khu phố cố Hội An 2km về hướng Đông Bắc. Đến đây, du khách sẽ chứng kiến toàn cảnh quy trình trồng rau đúng tiêu chuẩn “xanh-sạch-đẹp”.
Làng rau Trà Quế với lịch sử hơn 500 năm.
Làng rau hơn 500 năm tuổi này nổi tiếng với nhiều sản phẩm rau được trồng trên đất đai màu mỡ, bón bằng loại rong lấy từ sông Cổ Cò nên có hương vị đặc trưng riêng. Hơn thế, đây còn là điểm tham quan du lịch lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.
Đến đây, du khách sẽ chứng kiến toàn cảnh quy trình trồng rau đúng tiêu chuẩn “xanh-sạch-đẹp”
Từ xưa đến nay, làng rau Trà Quế nổi tiếng vì có trên 20 chủng loại rau ăn lá và rau gia vị, đặc biệt là có nhiều loại rau không nơi nào thơm ngon bằng như húng, é, tía tô… Khi trộn lẫn các loại rau vào nhau sẽ hội đủ 5 vị cay, chua, ngọt, đắng, chát. Nhờ hương vị đặc biệt ấy mà rau Trà Quế đã góp phần làm nổi tiếng các món ăn dân dã đặc trưng của Hội An: hến trộn, mì quảng, cao lầu…
Những người trồng rau trong làng sẽ hướng dẫn du khách cách trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch rau.
Làng rau nổi tiếng từ lâu với nhiều sản phẩm rau được trồng trên đất đai màu mỡ, bón bằng loại rong lấy từ sông Cổ Cò nên có hương vị đặc trưng riêng.
Khi đến đây, du khách sẽ được những người trồng rau trong làng hướng dẫn cách trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch rau để có thể tự “xoắn quần” gieo hạt và tưới rau. Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức các món ăn chế biến với các loại rau xanh đặc trưng của Trà Quế như mỳ Quảng, cao lầu… và cưỡi trâu tham quan quanh làng.
Làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng
Nằm tại xã Cẩm Kim, làng mộc Kim Bồng có lịch sử lên tới 600 năm. Dưới thời vua chúa nhà Nguyễn, Kim Bồng là cái tên nổi tiếng với những tác phẩm mộc tinh xảo với từng con thuyền, ngôi nhà. Không chỉ vậy, kiến trúc những ngôi nhà hay chùa tại phố cổ Hội An cũng được thiết kế bởi bàn tay của thợ mộc Kim Bồng.
Nằm ở xã Cẩm Kim, làng mộc Kim Bồng có lịch sử lên tới 600 năm
Để đi đến đây du khách đi theo cây cầu sắt Cẩm Kim (khánh thành đầu năm 2016) nối liền xã Cẩm Kim và phường Cẩm Phô, hai là đi thuyền từ phố cổ trong khoảng 10 phút.
Du khách có thể lựa chọn đi thuyền từ phố cổ mất khoảng 10 phút hoặc bằng cây cầu sắt nối đôi bờ Cẩm Kim và phường Cẩm Phô.
Dưới thời vua chúa nhà Nguyễn, Kim Bồng là cái tên nổi tiếng với những tác phẩm mộc tinh xảo với từng con thuyền, ngôi nhà.
Các sản phẩm mộc tại làng nghề này được đánh giá nhẹ nhàng, mộc mạc nhưng không kém phần tinh xảo.
Các sản phẩm mộc tại làng nghề này được đánh giá nhẹ nhàng, mộc mạc nhưng không kém phần tinh xảo. Tại đây, du khách có thể tìm mua cho mình những bức hoành phi, tượng gỗ, ghế ngồi hay cả những món đồ chơi nhỏ độc đáo được đánh bóng nhẹ nhất để giữ màu sắc tự nhiên.
Nghề làm đèn lồng
Những chiếc đèn lồng rực rỡ lung linh ở phố cổ Hội An là một “đặc sản” của đô thị cổ, là một phần tạo nên hình thức, không gian và hồn phố cổ Hội An. Vậy nhưng, nghề làm lồng đèn ở Hội An lại không có một không gian phường hội, một “làng nghề” cụ thể, mà chỉ có các cơ sở sản xuất lâu đời nằm rải rác như: Tuổi Ngọc, Ngọc Thu hay xưởng của nghệ nhân Huỳnh Văn Ba...
Nhìn chiếc đèn lồng trông giản đơn nhưng để làm nên chiếc đèn lồng xinh xắn, hoàn hảo là cả một quá trình đòi hỏi sự tỉ mẩn, từ khâu thiết kế hình dáng đến chọn nguyên liệu, màu sắc, tranh vẽ và cả kỹ thuật lắp ghép…
Đèn lồng được trang hoàng khắp các con phố, nhà hàng…
Những chiếc đèn lồng rực rỡ lung linh ở phố cổ Hội An là một “đặc sản” của đô thị cổ, là một phần tạo nên hình thức, không gian và hồn phố cổ Hội An.
Khi ánh chiều tà dần buông, cũng là lúc phố cổ rực sáng với muôn sắc đèn lồng, lung linh, huyền ảo.
Nhìn chiếc đèn lồng trông giản đơn nhưng để làm nên chiếc đèn lồng xinh xắn, hoàn hảo là cả một quá trình đòi hỏi sự tỉ mẩn, từ khâu thiết kế hình dáng đến chọn nguyên liệu, màu sắc, tranh vẽ và cả kỹ thuật lắp ghép… Người thợ làm đèn lồng phải có lòng yêu nghề và sự say mê sáng tạo mới có thể gởi cả tâm tình vào công việc, thổi hồn vào từng sản phẩm, biến mỗi chiếc đèn lồng thành một tác phẩm nghệ thuật thực sự.