Phía bên trong quán, được bố trí thành nhiều trại nhỏ được vây bằng vải thô và phân loại ra thành trại tướng quân, bộ binh, kỵ binh, thương binh…
Theo chị Diễm My (quản lý nhà hàng), mọi vật dụng đều do quán tự lên ý tưởng và đặt thợ làm để trông giống như doanh trại của các nước Ngụy-Thục-Ngô trong thời Tam Quốc.
Bộ áo giáp dành cho tướng quân được làm bằng cao su, nặng tổng cộng 130kg được bày trí ngay chính giữa doanh trại.
Ở các lều nhỏ, các nhân viên mặc đồ lính đứng canh bên ngoài để phục vụ khách, bên cạnh là những chiếc đuốc thắp sáng.
Trang phục của nhân viên đều do nhà hàng tự thiết kế. Khi vào quán, khách sẽ không xưng hô theo cách bình thường mà sẽ gọi nhân viên là lính tráng, huynh đệ.
Thực đơn của quán được thiết kế bằng các mảnh gỗ buộc với nhau và nhiều món ăn, món ăn đều được đặt tên dựa theo các nhân vật thời Tam Quốc như Lữ Bố, Quan Vũ, Triệu Vân…
Món gà đặc sản trong quán với tên gọi ba vị tướng Lưu-Quan-Trương.
Lều tướng quân rộng rãi có thể chứa được vài chục người dành cho những khách đặt trước để tổ chức tiệc sinh nhật, hội hè.
Anh Phan Minh Thông (chủ nhà hàng) cho biết: “Khách tới quán rất thích thú với việc được mặc thử bộ đồ tướng quân. Khi khách mang bộ đồ đi vài vòng tới từng bàn mời bia thì chúng tôi sẽ miễn phí tiền bia cho người ấy”.
Bên trong các lều nhỏ như bộ binh, kỵ binh được thế kế hình tròn chứa hơn 10 người. Trên bàn và tường đều bản đồ các trận đánh của ba nước Ngụy-Thục-Ngô.
Khách muốn gọi món ăn sẽ dùng thực đơn làm bằng thẻ tre kết với nhau dựa theo các cuốn binh pháp cổ xưa.
Cổng ra vào quán dựng chòi canh có binh lính trực gác, được dựng cọc chống thành hàng rào doanh trại.
Mô hình xe chở lương thực được đặt bên góc nhà hàng.
P.V (Dân trí)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.