Quân đội quốc gia Đông Nam Á từ bỏ quyền lực "một lần và mãi mãi"

Đăng Nguyễn - SCMP Thứ bảy, ngày 27/02/2021 03:55 AM (GMT+7)
Cựu Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nói, khi chuyển giao từ chính quyền quân sự sang nền dân chủ thất bại thì đó là vì chính quân đội đã cải cách thất bại.
Bình luận 0

img

Nhà độc tài Suharto (trái) từng nắm quyền ở Indonesia trong 31 năm.

Trong cuộc khảo sát diễn ra hồi tháng này, với sự tham gia của 1.200 người, quân đội Indonesia (TNI) nhận được sự tín nhiệm cao nhất. Tổng thống Indonesia Joko Widodo chỉ xếp thứ hai, theo SCMP.

Một trong những lý do là vì quân đội Indonesia đã sớm cải cách toàn diện, không còn liên quan đến chính trị, cựu tướng 3 sao Agus Widjojo, nói. “Quân đội Indonesia không bao giờ đảo chính, dù rằng tình cảnh có khó khăn đến mức nào”, ông Widjojo nói.

Indonesia từng là quốc gia nằm dưới sự kiểm soát của quân đội, do nhà độc tài, tướng Suharto nắm quyền trong suốt 31 năm.

Khi tướng Suharto rời chính trường năm 1998, quá trình chuyển giao dân chủ ở Indonesia bắt đầu. Ở thời điểm đó, tướng Wiranto, tư lệnh lục quân Indonesia, là người nắm quyền lực lớn nhất.

img

Binh sĩ quân đội Indonesia.

“Ông ấy có thể dễ dàng phát động đảo chính và tiếp tục duy trì chính quyền quân sự, lấy cớ bạo loạn gây bất ổn trong những năm 1998 và 1999. Nhưng ông ấy đã không làm như vậy”, Zachary Abuza, giáo sư nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Mỹ, nói.

“Tướng Wiranto và quân đội Indonesia ủng hộ chính quyền dân sự, ủng hộ bầu cử dân chủ vào năm 1999”, Abuza nói.

Năm 2003, ông Wiranto khi đó đã nghỉ hưu, tham gia tranh cử Tổng thống Indonesia. Ông được các phóng viên đặt câu hỏi rằng vì sao không tự mình chiếm quyền lực trở thành Tổng thống vào năm 1998.

Trong cuộc bầu cử năm đó, ông Wiranto không đắc cử Tổng thống. Ông nói không muốn phát động đảo chính vì sẽ khiến nhiều người mất mạng còn Indonesia đánh mất sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế.

“Tôi không muốn chiếm quyền lực để gây ra những cái chết và hủy hoại đất nước này”, ông Wiranto nói trong cuộc phỏng vấn năm 2003.

Cuộc bầu cử năm 2003 cũng đánh dấu lần đầu tiên quân đội Indonesia không còn quân nhân nắm ghế trong Quốc hội.

Trả lời phỏng vấn trên tờ SCMP, cựu Ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa nói tiến trình chuyển giao dân chủ chỉ có thể thành công nếu có sự cải cách đến từ chính quân đội.

“Nếu không, quân đội sẽ không bao giờ thực sự từ bỏ quyền lực”, ông Natalegawa, người từng là ngoại trưởng trong giai đoạn 2009-2014, nói.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem