Quảng Nam: Loại “thần dược” ông uống bà khen là sản phẩm OCOP

Đoàn Hồng - Trần Hậu Chủ nhật, ngày 03/11/2019 13:09 PM (GMT+7)
Huyện biên giới Tây Giang (tỉnh Quảng Nam), dù còn nhiều khó khăn, song chính quyền địa phương nơi đây đã tận dụng những thuận lợi và các sản phẩm sẵn có như đảng sâm, ba kích để xây dựng để xây dựng Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Bình luận 0

Mời chuyên gia tư vấn làm OCOP

Ông Lê Hoàng Linh – Phó chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết, xác định việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) là một nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, xây dựng được thương hiệu sản phẩm đặc trưng hiện có của mỗi xã. Vì thế, ngay sau khi UBND tỉnh ban hành đề án Chương trình OCOP, huyện ủy Tây Giang cũng bắt tay xây dựng và phê duyệt Đề án giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến 2030.

img

Cây đảng sâm được xem là "thần dược" của đồng bào huyện miền núi Tây Giang. Ảnh: CTV.

Đặc biệt, để thực hiện Chương trình OCOP một cách hiệu quả, ngày 26-28/7/2018, UBND huyện Tây Giang mời các chuyên gia tư vấn gồm: PGS.TS. Trần Văn Ơn (chuyên gia OCOP và phát triển dược liệu-DKpharma JSC và Trường ĐH Dược Hà Nội), PGS.TSKH Trần Công Khánh (chuyên gia dược liệu - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây thuốc Dân tộc cổ truyền), ThS. Nghiêm Đức Trọng (chuyên gia về cây thuốc - Trường ĐH Dược Hà Nội) đến tư vấn thực hiện Chương trình OCOP tại buổi Hội nghị triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn huyện Tây Giang.

img

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) là động lực để Tây Giang phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

“Bên cạnh đó, tại các buổi họp thường kỳ, UBND huyện Tây Giang cũng chỉ đạo các cơ quan, địa phương tích cực triển khai Chương trình OCOP; tuyên truyền nội dung thực hiện, mục đích của Chương trình OCOP tới thôn, người dân thông qua các buổi làm việc, họp thôn, sinh hoạt thôn…”, ông Linh chia sẻ.

Nhiều “sản vật” đồng bào làm OCOP

Ông Trần Văn Ta – Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Tây Giang cho biết, năm 2018, huyện Tây Giang có 02 sảm phẩm tham gia Phương án thí điểm phát triển sản phẩm OCOP năm 2018 theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, gồm: Rượu ba kích (Cơ sở sản xuất và kinh doanh rượu Chính Châu) và rượu đảng sâm (Cơ sở sản xuất kinh doanh rượu Đức Huy).

img

Rượu đảng sâm, rượu ba kích đã tham gia thí điểm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2018 của tỉnh Quảng Nam.

“Để hỗ trợ hai cơ sở này xây dựng sản phẩm một cách hiệu quả, UBND huyện đã hỗ trợ trực tiếp kinh phí thực hiện cho 2 cơ sở là  472.000.000 đồng để đầu tư mua bao bì, nhãn mác, vỏ chai thủy tinh; Hỗ trợ máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sơ chế, chế biến, đóng gói và bảo quản sản phẩm; Hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử; Hỗ trợ quản lý chất lượng, bảo hộ sở hữu thương hiệu… ", ông Ta thông tin.

img

Rau sạch Tây Giang sẽ được xây dựng thành sản phẩm OCOP trong thời gian tới. Ảnh: CTV.

Theo đánh giá của ông Linh, năm 2018 dù mới có 02 sản phẩm tham gia thí điểm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp tỉnh, song đây là thành công bước đầu và cũng là sự nỗ lực rất lớn của chính quyền địa phương cũng như các chủ thể tham gia Chương trình.

Vì vậy, trong năm nay và những năm tiếp theo, định hướng của Tây Giang là tập trung phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương dựa trên nguyên liệu sẵn có, trong đó chủ yếu tập trung phát triển loại sản phẩm mới, như: Rau sạch, măng rừng, rượu lúa rẫy, trà đảng sâm…

img

Rượu ba kích - một trong những "sản vật" ở núi rừng Tây Giang.

“Đặc biệt huyện Tây Giang sẽ xây dựng 01 sản phẩm thuộc nhóm dịch vụ - du lịch nông thôn là điểm dừng chân Đỉnh Quế. Mục tiêu đến cuối năm 2019, huyện Tây Giang phát triển từ 02-03 HTX là chủ thể tham gia OCOP được thành lập mới. Nâng cấp điểm bán hàng hiện có từ 02 đến 03 điểm…”, ông Lê Hoàng Linh nhấn mạnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem