Quảng Nam: Xứ Tiên đổi thay nhờ xây dựng nông thôn mới

16/05/2022 14:08 GMT+7
Xây dựng NTM ở huyện Tiên Phước quyết tâm này không phải là hô hào suông mà là sự quyết định các kế sách. Trách nhiệm của hệ thống chính trị không có nghĩa là nói chung, nói suông mà được phân công cụ thể. Ai làm, ai phối hợp, thời gian hoàn thành. Nếu đến hạn mà không hoàn thành phải giải trình nguyên nhân.

Những ngày giữa tháng 5/2022, chia sẻ với Dân Việt về chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Tiên Phước, ông Phạm Văn Đốc - Bí thư Huyện ủy Tiên Phước, Quảng Nam cho biết, chương trình NTM của Tiên Phước thực hiện khá sớm, từ năm 2011, nhưng lúc đầu chưa quyết liệt, ít hiệu quả. Từ năm 2015, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 16, chương trình NTM được chỉ đạo quyết liệt và đến nay đạt kết quả khá tốt.

Người dân thu nhập bình quân gần 3.000 USD/năm

Huyện Tiên Phước có 14 xã thực hiện chương trình xây dựng NTM và 1 thị trấn Tiên Kỳ đạt đô thị văn minh.

Đến tháng 12/2021, huyện có 11/14 xã được công nhận đạt chuẩn NTM (tăng 8 xã so với năm 2015), không còn xã dưới 16 tiêu chí, chiếm 38% tổng số xã đạt chuẩn NTM của 9 huyện miền núi. Số thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu là 12 thôn (tăng 12 thôn so với năm 2015), chiếm 43% tổng số thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu của 9 huyện miền núi. Thu nhập bình quân đầu ngưởi tăng từ 6,7 triệu đồng/người/năm 2010 lên 40 triệu đồng/người/năm 2020.

Quảng Nam: Xứ Tiên “lọt xác” nhờ xây dựng nông thôn mới - Ảnh 1.

Bí thư Huyện ủy Tiên Phước Phạm Văn Đốc trong một lần thăm hỏi người dân trên địa bàn huyện về phát triển kinh tế vườn, trang trại (Ảnh: H.T.P)

Mục tiêu huyện Tiên Phước đến 2025, phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM vào năm 2024-2025, định hướng huyện NTM kiểu mẫu vào năm 2025.

Quảng Nam: Xứ Tiên “lọt xác” nhờ xây dựng nông thôn mới - Ảnh 2.

Du khách nước ngoài thích thú với cảnh làng quê cổ ở huyện Tiên Phước (Ảnh: CTV)

Trong năm 2022, huyện phấn đấu 3 xã Tiên Ngọc, Tiên Lãnh, Tiên Lập đạt chuẩn NTM. Nâng số xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn huyện lên 14/14 xã, đạt 100% kế hoạch. Có ít nhất 5 xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu, ít nhất 7 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao. Xây dựng thị trấn Tiên Kỳ đạt chuẩn văn minh đô thị vào năm 2022. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 60 triệu/người/năm.

Quảng Nam: Xứ Tiên “lọt xác” nhờ xây dựng nông thôn mới - Ảnh 3.

Quảng Nam: Xứ Tiên “lọt xác” nhờ xây dựng nông thôn mới - Ảnh 4.

Làng quê Tiên Phước ngày càng khởi sắc, thay áo mới nhờ xây dựng NTM (Ảnh: T.H)

"Kết quả đạt được là nhờ ở quyết tâm chính trị rất cao của toàn hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, trong đó việc đầu tiên là công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền. Rất nhiều mô hình và các phong trào quần chúng được tổ chức phát động, vận động và thực hiện khá tốt từ có sở đến huyện.

Một nguyên nhân nữa góp phần xây dựng thành công NTM là quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Vậy thì quyết tâm như thế nào, quyết tâm này không phải là hô hào suông mà là sự quyết định các kế sách. Trách nhiệm của hệ thống chính trị không có nghĩa là nói chung, nói suông mà được phân công cụ thể. Ai làm, ai phối hợp, thời gian hoàn thành. Nếu đến hạn mà không hoàn thành phải giải trình nguyên nhân.

Quảng Nam: Xứ Tiên “lọt xác” nhờ xây dựng nông thôn mới - Ảnh 5.

Mô hình chăn nuôi ở huyện Tiên Phước được người dân chú trọng phát triển giúp nâng cao thu nhập (Ảnh: T.H)

Một nguyên nhân hết sức quan trọng nữa là sự quan tâm, đồng trách nhiệm của các cấp, các ngành ở tỉnh. Lãnh đạo tỉnh thường xuyên thăm hỏi, động viên, tạo động lực, cổ vũ và khích lệ mạnh mẽ tinh thần của anh em tuyến huyện, xã. Các ngành của tỉnh phối hợp rất nhiệt tình và đầy trách nhiệm. Đây là kinh nghiệm đáng quý trong lãnh đạo và phối hợp. Có thể nói là những nghĩa cử cao đẹp trong thi hành công vụ của các đồng chí lãnh đạo và cán bộ, chuyên viên các ban, ngành của tỉnh, tạo nên động lực mạnh mẽ để huyện, xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ…", Bí thư Phạm Văn Đốc nhấn mạnh.

Phát triển kinh tế vườn, vừa bảo tồn vừa nâng cao thu nhập

Cũng theo ông Phạm Văn Đốc - Bí thư Huyện ủy Tiên Phước, đi kèm với việc xây dựng NTM, trong đó chương trình OCOP cũng được huyện Tiên Phước đặc biệt quan tâm. Bởi đây là chương CCOP gắn liền với xây dựng NTM, giúp người dân nâng cao thu nhập.

Quảng Nam: Xứ Tiên “lọt xác” nhờ xây dựng nông thôn mới - Ảnh 6.

Quảng Nam: Xứ Tiên “lọt xác” nhờ xây dựng nông thôn mới - Ảnh 7.

Người dân huyện Tiên Phước nhiệt tình hiến đất mở đường thoáng rộng nhằm phát triển việc xây dựng NTM của địa phương (Ảnh: T.H)

Chương trình OCOP của huyện bắt đầu triển khai từ năm 2016, gắn với việc xây dựng các Hợp tác xã kiểu mới. Từ chỗ năm 2016 mới bắt đầu phát động và xây dựng, đến nay toàn huyện Tiên Phước có 46 HTX kiểu mới. 14/14 xã đã xây dựng được chuỗi liên kết theo chuỗi giá trị gắn với phát triển sản phẩm OCOP, góp phần phát triển các sản phẩm chủ lực của huyện, giải quyết việc làm và đem lại thu nhập cho nhân dân.

Quảng Nam: Xứ Tiên “lọt xác” nhờ xây dựng nông thôn mới - Ảnh 8.

Một số sản phẩm bản địa của người dân huyện Tiên Phước tham gia chương trình OCOP đạt 3, 4 sao (Ảnh: T.H)

"Có thể nói rằng, chương trình OCOP đã hỗ trợ phát triển các sản phẩm, nâng số sản phẩm được xếp hạng 3 sao trở lên giai đoạn 2018-2020 là 28 sản phẩm.

Điều đáng quý là, hằng năm huyện thường xuyên đón tiếp hàng chục đoàn các tỉnh phía Bắc, phía Nam và khu vực miền Trung, Tây Nguyên đến tham quan, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện chương trình OCOP. Với những kết quả đạt được, Tiên Phước được UBND tỉnh đánh giá là một trong những huyện thuộc Top đầu của tỉnh trong thực hiện chương trình OCOP…", ông Đốc chia sẻ.

Quảng Nam: Xứ Tiên “lọt xác” nhờ xây dựng nông thôn mới - Ảnh 9.

Quảng Nam: Xứ Tiên “lọt xác” nhờ xây dựng nông thôn mới - Ảnh 10.

Huyện Tiên Phước được mệnh danh là thủ phủ vựa trái cây lớn nhất của Quảng Nam (Ảnh: T.H)

Ông Phạm Văn Đốc cho biết thêm, không chỉ có sản phẩm OCOP mà Tiên Phước còn chú trọng đến việc phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại.

Vì Tiên Phước là huyện có truyền thống làm vườn từ bao đời nay, nên đầu năm 2015, huyện đã xây dựng đề án phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại gắn với phát triển du lịch sinh thái làng quê. Đây là đề án được khảo sát và xây dựng khá công phu, với sự giúp đỡ hết sức trách nhiệm của các cơ quan ban ngành tỉnh, nhất là Văn phòng điều phối NTM tỉnh và được sự đồng thuận và đáp ứng được mong muốn của tất cả các tầng lớp nhân dân.

Đề án đã xây dựng được những nội dung trọng tâm, trọng điểm trong phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại gắn với du lịch, phân vùng phát triển các loại cây chủ lực, trong đó chủ yếu là cây ăn quả. Mỗi năm, UBND tỉnh cân đối hỗ trợ 10 tỷ đồng cho đề án phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại gắn với phát triển du lịch sinh thái làng quê.

Quảng Nam: Xứ Tiên “lọt xác” nhờ xây dựng nông thôn mới - Ảnh 11.

Vừa cây giống ăn quả của người dân huyện Tiên Phước (Ảnh: T.H)

"Qua 7 năm thực hiện, Tiên Phước đến nay thực sự có thể nói rằng là trọng tâm phát triển cây ăn quả tập trung của cả tỉnh với gần hơn 200 ha cây ăn quả các loại.

Điều đáng nói là, nhận thức của cán bộ và nhân dân trong kinh tế vườn, kinh tế trang trại của Tiên Phước là rất rõ, trong đó việc bảo tồn cây truyền thống như tiêu, quế, lòn bon, thanh trà; mở rộng diện tích cho những loại cây du nhập có giá trị kinh tế cao như bưởi da xanh, măng cụt, sầu riêng…

Nói đến trái sầu riêng, măng cụt ở Tiên Phước đã thể hiện rõ chất lượng ưu việt của mình với giá đắt gấp 2 lần so với những nơi khác. Đặc biệt, gần đây, theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu, huyện Tiên Phước đã tập trung quyết liệt mở rộng diện tích cây măng cụt và chính thức đăng ký với tỉnh hằng năm mở lễ hội Măng cụt tại huyện, nâng cao giá trị của loại trái cây nữ hoàng này.

UBND huyện đã trình Ban Thường vụ Huyện ủy thông qua kế hoạch Lễ hội Măng cụt hoành tráng, dự kiến sẽ triển khai từ ngày 1/9 - 4/9/2022", ông Đốc chia sẻ.

Quảng Nam: Xứ Tiên “lọt xác” nhờ xây dựng nông thôn mới - Ảnh 12.

Chương trình OCOP đã hỗ trợ phát triển các sản phẩm, nâng số sản phẩm của huyện Tiên Phước được xếp hạng 3 sao trở lên giai đoạn 2018-2020 là 28 sản phẩm (Ảnh: CTV)

Ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: Trong thời gian tới, huyện Tiên Phước nói riêng và các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh nói chung sớm hoàn thiện môi trường thể chế, đáp ứng nhu cầu mới của xây dựng NTM, trong đó cần thay đổi theo hướng tăng cường hơn quyền tự chủ của nông dân đối với ruộng đất, đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thúc đẩy liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đảm bảo công bằng, giúp nông dân phát huy năng lực và hiệu quả sản xuất.

"Bên cạnh đó, cần khuyến khích thành lập các tổ chức nghề nghiệp của người dân nông thôn, hình thành các HTX để làm "bà đỡ" cho nông dân. Nhất là làm tốt tổ khuyến nông cộng đồng ở từng thôn, với nòng cốt là các nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi để chia sẽ kinh nghiệm cho những nông dân trên địa bàn; khi người nông dân thấy hiệu quả bằng việc thực thì mới tham gia nhân rộng.

Ngoài ra, còn khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, phát huy vai trò các thành phần kinh tế và hỗ trợ tín dụng ở nông thôn nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn", ông Tuấn nhấn mạnh.


Trương Hồng
Cùng chuyên mục