Theo ông Trung thì dự án (D.A) trên được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt từ năm 2011, với tổng số vốn đầu tư khoảng 125 tỷ đồng, có tổng chiều dài 7km, với điểm đầu từ Cồn An Vĩnh, xã An Vĩnh-Trạm Ra đa tầm xa, xã An Hải.
Việc che chắn ở tại nhiều điểm thi công, đoạn đi qua thôn Tây, thôn An Hải vẫn không có. Ảnh: Công Xuân
Tuy nhiên do một số nguyên nhân nên đến năm 2015 mới bố trí vốn và khởi công. Theo đó D.A được chia làm 2 giai đoạn, gồm: Giai đoạn 1 thi công từ 2015- cuối tháng 2.2016, với chiều dài 1,8km; giai đoạn 2 từ tháng 3.2016- tháng 5.2017. Đơn vị trúng thầu là Liên doanh Công ty Thành An-Hà Nội và Công ty 27.7 của Quảng Ngãi. Đến thời điểm này, việc thi công giai đoạn 1 đã hoàn thành; còn giai đoạn 2 đã đào xong bề mặt và đang làm cống thoát nước.
Ông Trung giải thích: 'Trước đó chúng tôi cũng đã nghĩ đến cách làm từng đoạn theo kiểu cuốn chiếu, để giảm thiểu việc đi lại khó khăn và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân 2 bên đường. Tuy nhiên trong D.A có hạng mục làm hệ thống thoát nước nên không thể chia nhỏ để làm từng đoạn được. Vì vậy phải đào toàn bộ mặt đường của suốt tuyến".
Với số lượng bị vướng giải tỏa và đền bù khoảng 600 hộ dân và tổ chức. Việc bố trí vốn ít, chậm; mặt đường hiện hữu cũ quá hẹp, chỉ rộng từ 4,5-5m, nhà dân lại quá sát đường và liền nhau; nhiều điểm không thể mở đường nội bộ để vận chuyển vật liệu và đưa quá nhiều phương tiện xe, máy lớn vào đẩy nhanh tốc độ thi công được, vì gây hại đến nhà cửa, công trình của dân...dẫn đến phải làm từ từ.
Hoặc mang tính 'tượng trưng", tiềm ẩn gây họa cho người đi đường. Ảnh: Công Xuân
Riêng phản ánh dự án được chia nhiều gói nhỏ để cho nhiều nhà thầu tham gia, ông Trung xác nhận: "Chúng tôi cũng đã nghe và có văn bản báo cáo cụ thể nội dung việc này cho huyện, tỉnh rồi. Hoàn toàn không có chuyện đó, hiện việc thi công D.A vẫn do liên doanh 2 công ty trên đảm nhận"
"Trong quá trình làm, với những khó khăn như đã nói nên 2 đơn vị trúng thầu phải chia và giao cho các nhóm, đội của doanh nghiệp mình thi công cho dễ, người dân thấy vậy nên hiểu nhầm và nghĩ rằng D.A bị 'băm nhỏ, sang tay" cho nhiều doanh nghiệp tham gia".
Trước việc đào, bới tràn lan làm nước tù đọng, gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến đời sống, đi lại và buôn bán của số hộ dân trên phần chiều dài còn lại của giai đoạn 2, ông Trung cho biết: "Trong thời điểm mùa mưa bão đang đến gần, chúng tôi đã chỉ đạo cho nhà thầu tạm lấp lại ở những đoạn chưa thể làm xong; còn những đoạn có thể hoàn thành thì phải nỗ lực làm cho xong...không để xảy ra tình trạng như vừa qua, gây bức xúc cho người dân".
"Còn với những vị trí thi công che chắn cẩu thả, chúng tôi sẽ kiểm tra và yêu cầu nhà thầu chỉnh sửa ngay. Nếu phát hiện tái phạm thì đề nghị cơ quan chức năng xử phạt nặng", ông Trung khẳng định.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.