Ở Pháp, cứ mỗi giây có 150 cốc nhựa được thải ra, tương đương 4,73 tỉ cốc mỗi năm
Pháp đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm cốc và đĩa nhựa dùng một lần.
Một luật mới của Pháp sẽ yêu cầu tất cả các bộ đồ ăn dùng một lần phải được làm từ 50% vật liệu có nguồn gốc sinh học vào tháng 1 năm 2020. Con số này sẽ tăng lên 60% vào tháng 1 năm 2025.
Đây là một biện pháp bổ sung cho "Đạo luật Chuyển đổi năng lượng vì Tăng trưởng xanh" của Pháp, được thông qua năm ngoái với mục tiêu giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Pháp hy vọng sẽ trở thành quốc gia đi đầu thế giới về các giải pháp môi trường và năng lượng, xúc tác bởi hội nghị về biến đổi khí hậu COP21 được tổ chức tại Paris cuối tháng 12 năm ngoái.
Ở Pháp, cứ mỗi giây có 150 cốc nhựa được thải ra, tương đương 4,73 tỉ cốc mỗi năm, theo Hiệp hội Y tế và Môi trường Pháp.
Chỉ có 1% trong số đó được tái chế, phần lớn là vì chúng được làm bằng hỗn hợp polypropylene và polystyrene.
Bangladesh là quốc gia đầu tiên cấm túi nilon vào năm 2002
Luật mới của Pháp là thành quả của Ségolène Royal, Bộ trưởng Bộ Sinh thái, Phát triển bền vững và năng lượng Pháp.
Kế hoạch "Tăng trưởng xanh" của bà nhằm tới mục tiêu cắt giảm một nửa chất thải trên mặt đất vào năm 2025 và giảm 40% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 so với năm 1990.
Tháng 7, Pháp đã áp đặt một lệnh cấm phân phối túi nilon hạng nhẹ tại các quầy thanh toán siêu thị, một biện pháp đã được áp dụng ở một số nước.
Bangladesh là quốc gia đầu tiên cấm túi nilon vào năm 2002, sau khi túi nilon đã khiến hệ thống thoát nước của nước này tắc nghẽn trong một trận lũ lụt. Các quốc gia như Nam Phi, Kenya, Trung Quốc, Rwanda và Mexico đã theo sau, cùng với một số bang của Mỹ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.