Thứ tư, 24/04/2024

Quý 1/2023, lượng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản phát hành chiếm tới 98,2%

09/04/2023 1:00 PM (GMT+7)

Trong quý I/2023, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã phát hành là 24.708 tỷ đồng, trong đó, khối lượng phát hành của các doanh nghiệp bất động sản chiếm tới 96% (23.825 tỷ đồng).

Quý 1/2023, lượng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản phát hành chiếm tới 98,2% - Ảnh 1.

Lượng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản phát hành chiếm tới 98,2% trong quý 1/2023. Ảnh: IT

Dữ liệu vừa công bố của Bộ Tài chính cho thấy, kể từ khi Nghị định 08/2023/NĐ-CP có hiệu lực vào ngày 5/3, các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS) đã ồ ạt phát hành trái phiếu và thiết lập "kỷ lục" về phát hành so với các ngành, nghề khác.

Cụ thể, dự liệu cho thấy, trong quý I/2023, tổng khối lượng TPDN đã phát hành là 24.708 tỷ đồng, nhưng trong đó, khối lượng phát hành của DN BĐS đã chiếm tới 96% (23.825 tỷ đồng). 

Trước đó, ngay hồi tháng 2/2023, thị trường TPDN khá trầm lắng khi chỉ có 3 lô trái phiếu phát hành thành công, trị giá khoảng 2.000 tỷ đồng.

Về tình hình thanh toán nợ trái phiếu và tái cơ cấu, trong quý I/2023, có 69 doanh nghiệp phát hành chậm thanh toán gốc, lãi TPDN với tổng giá trị chậm thanh toán khoảng 19.200 tỷ đồng. Có 23 tổ chức phát hành có phương án đàm phán với nhà đầu tư và báo cáo cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với khối lượng khoảng 9.600 tỷ đồng (chiếm 50% khối lượng chậm thanh toán).

Còn theo dữ liệu trước đó từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), tính tới thời điểm ngày 31/03/2023, có 11 đợt phát hành trái TPDN được ghi nhận trong tháng 03/2023.

Cũng theo VBMA, trong tháng 3, gần 14,3 nghìn tỷ đồng giá trị TPDN đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn, tăng 137% so với tháng trước, và tăng 64% so với cùng kỳ 2022. 

Lũy kế từ đầu năm, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại đạt hơn 29,86 nghìn tỷ đồng (tăng 63% so với cùng kỳ năm 2022). Bất động sản và ngân hàng là hai nhóm ngành có giá trị đến hạn lớn nhất, lần lượt là 4,5  nghìn tỷ và 5,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 31% và 36% giá trị đến hạn.

Quý 1/2023, lượng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản phát hành chiếm tới 98,2% - Ảnh 3.

HoREA tiếp tục đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu sắp đến hạn có tài sản bảo đảm. Ảnh: Nova

Được biết trước đó, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường TPDN, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế.

Theo đánh giá của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), Nghị định 08/2023/NĐ-CP đã tác động rất tích cực làm tăng "niềm tin" cho thị trường và nhà đầu tư, đã cho thấy sự lắng nghe, thấu hiểu và hành động phản ứng chính sách kịp thời của Bộ Tài chính và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, HoREA tiếp tục đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu sắp đến hạn có tài sản bảo đảm, có dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất được vay tái cấu trúc các khoản nợ trái phiếu sắp đến hạn với khoản vay có thể xem xét không vượt quá 70% giá trị gói trái phiếu đã phát hành.

Đồng thời, các ngân hàng thương mại được phép nhận thế chấp bằng chính gói trái phiếu này và các tài sản bảo đảm để phát hành gói trái phiếu đó theo phương thức ngân hàng thương mại giải ngân trực tiếp đến các "trái chủ".

Đối với phần 30% giá trị gói trái phiếu đã phát hành còn lại thì doanh nghiệp và các "trái chủ" thỏa thuận đàm phán với nhau theo quy định tại Nghị định 08/2023/NĐ-CP.

"Hiệp hội nhận thấy, nếu có cơ chế, chính sách này thì sẽ tác động tích cực ngay lập tức và cùng với cơ chế, chính sách của Nghị định 08/2023/NĐ-CP sẽ tháo gỡ được khó khăn cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu sắp đến hạn và hỗ trợ các "trái chủ", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, kiến nghị.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Quý I năm nay, mảng dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) nước ngoài tiếp tục đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng của FPT với doanh thu đạt 6.999 tỷ đồng (tăng 29%).

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

Các đại lý đổi ngoại tệ chỉ được dùng đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam (trừ các đại lý đổi ngoại tệ được phép thoái hối đặt tại khu cách ly ở các cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân mang hộ chiếu nước

Chứng khoán lại dò "đáy"

Chứng khoán lại dò "đáy"

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/4) lại giảm tới 12,82 điểm (-1,08%), xuống 1.177,4 điểm.

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

Đây là đề xuất được nhiều chuyên gia đưa ra tại buổi tọa đàm “Nắn dòng kiều hối vào hạ tầng” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức sáng 23/4.

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Trước khi bước vào phiên đấu thầu chính thức lúc 9h sáng nay (23/4), giá niêm yết của vàng bất ngờ lao dốc.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (23/4): Thị trường tăng điểm trở lại, vì sao nhà đầu tư vẫn nên hạn chế giải ngân?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (23/4): Thị trường tăng điểm trở lại, vì sao nhà đầu tư vẫn nên hạn chế giải ngân?

Nhà đầu tư nên tận dụng những phiên phục hồi cơ cấu lại danh mục, chỉ giữ lại những cổ phiếu vẫn giữ được xu hướng tăng giá, hạn chế giải ngân mua mới cổ phiếu tại thời điểm hiện tại.