Ngày 30.1, các thành viên tham dự Hội nghị đối thoại dân tộc Syria ở Sochi đã đồng ý thành lập một Ủy ban Hiến pháp mới. Ủy ban này bao gồm các đại biểu được bầu tại Hội nghị, cũng như đại diện của các nhóm không tham dự.
Trước đó, các nhóm chiến binh người Kurd tham dự hội nghị hòa bình ở Sochi đã tổ chức một cuộc họp kín với nước chủ nhà Nga. Các thành viên Armenia của Quốc hội Syria đã đến Sochi, để tham gia vào Hội nghị đối thoại dân tộc Syria do Nga tổ chức.
Nghị sĩ Nora Arisyan và Zhirayr Reisyan đại diện cho bộ phận dân cư Armenia tại Syria tham gia vào các nhóm dân tộc và tôn giáo khác để đưa ra ý kiến tại Hội nghị đối thoại dân tộc Syria.
Ngoài ra, phần lớn các đại biểu là người Ả rập Syria, Yazidis, Assyrians, Armenians, Circassians, Chechen, Daghestani, Abkhazians, và Turkmens cũng đã có mặt để tham dự hội nghị.
Đại sứ đặc biệt của Syria tại Liên Hợp Quốc Staffan de Mistura xác nhận tham gia Đại hội tại Syria. Việc tham gia của ông Staffan de Mistura sẽ giúp phục hồi tiến trình Geneva và tiến tới đàm phán bình thường giữa chính phủ Syria và phe đối lập.
Các thành viên tham dự Hội nghị đối thoại dân tộc Syria ở Sochi đã đồng ý thành lập một Ủy ban Hiến pháp mới.
Công đầu của người Nga
Việc các thành viên tham dự Hội nghị đối thoại dân tộc Syria ở Sochi đồng ý thành lập một Ủy ban Hiến pháp mới là thành tựu lớn lao trong tiến trình hòa giải ở Syria sau 7 năm nội chiến. Nó thể hiện vai trò chủ đạo và tài năng đàm phán của Nga.
Thành công của Hội nghị tại Sochi đã chứng minh được vai trò quan trọng của Nga là một nhà hòa giải hòa bình không chỉ tại Syria mà còn cả ở Trung Đông nói chung - một vai trò mà vốn do người Mỹ nắm giữ bấy lâu nay.
Mục tiêu chính của Hội nghị là thành lập một Ủy ban Hiến pháp để soạn thảo ra một bản hiến pháp mới cho một nhà nước mới theo nguyện vọng của tất cả người dân Syria. Mục tiêu đó đã thành công mỹ mãn.
Quyết định tiến hành Đại hội Đối thoại dân tộc Syria được thông qua trong cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Nga - Iran - Thổ Nhĩ Kỳ hồi cuối năm 2017. Cùng với các vòng đàm phán tại Geneve dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, các nhà tổ chức đại hội này kỳ vọng sẽ đạt được sự đột phá trong việc giải quyết khủng hoảng Syria.
Như vậy, nhân dân Syria đang có một cơ hội để đạt được sự thỏa hiệp và lập lại hòa bình sau 7 năm nội chiến. Sự có mặt của đại biểu hầu hết các đảng phái, tôn giáo Syria đã khẳng định mong muốn lập lại hòa bình của người dân Syria, tiến tới bầu cử tự do dân chủ, xây dựng một nhà nước Syria độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ.
Tham dự Đại hội Đối thoại dân tộc Syria có gần 1.600 đại biểu đại diện cho các đảng phái chính trị, sắc tộc của Syria. Đại hội được Nga bảo trợ và với sự tham gia của Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria Staffan de Mistura và được dư luận coi là Hội nghị hòa bình về Syria.
Các đại biểu mà cách đây không lâu còn đối đầu nhau trên chiến tuyến đến Sochi để trực tiếp bàn về tương lai của Syria sau gần 7 năm bị lôi cuốn vào cuộc nội chiến gây tổn thất nặng nề cho quốc gia Trung Đông này.
Thành Chung (Báo Đất Việt)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.