Rắc rối của Boeing kéo theo sự đi xuống tăng trưởng kinh tế Mỹ

06/02/2020 09:54 GMT+7
Nền kinh tế Mỹ vừa gặp phải cú sốc, nguyên nhân một phần đến từ rắc rối tài chính của Boeing – nhà xuất khẩu hàng đầu nước Mỹ.
Rắc rối của Boeing kéo theo sự đi xuống tăng trưởng kinh tế Mỹ - Ảnh 1.

Tháng 1 năm nay đánh dấu sự kiện Boeing ngừng sản xuất đời mới nay 737 MAX – máy bay bán chạy nhất của hãng này, kéo theo sự sụt giảm trong GDP của Mỹ vào nửa đầu năm nay, theo các chuyên gia kinh tế nhận định.

Công ty chế tạo máy bay có trụ sở ở Chicago này bắt đầu lâm vào thời kì đen tối từ tháng Ba năm ngoài, khi các hãng hàng không được yêu cầu ngừng bay máy bay 737 MAX sau khi lỗi phần mềm dẫn đến hai vụ rơi máy bay. Trong khi doanh thu của Boeing chịu tác động xấu, hãng này vẫn tiếp tục sản xuất số lượng nhỏ hơn đời máy bay này ở một nhà máy gần Seattle nhằm trả hơn 4.500 đơn đặt hàng. Boeing thông báo vào tuần trước sẽ không sản xuất trở lại cho đến khi đời máy bay này được cho phép vận hành trở lại, điều này có thể giúp hãng đảm bảo tài chính cho đến giữa năm và dần tăng cường sản xuất trong hai năm tới đây.

Từ tháng 4 năm ngoái, Boeing đã sản xuất khoảng 42 máy bay, 52 máy bay vào tháng trước đó, với mức giá 55 triệu USD một máy bay, thêm vào đó, hãng này có kế hoạch bán hơn 600 máy bay vào năm 2020, tổng giá trị thiệt hại có thể lên đến 30 tỷ USD, cùng với mạng lưới khổng lồ các nhà cung cấp phụ tùng chịu ảnh hưởng. Chỉ tính riêng nhà máy ở Seattle cũng có đến 12.000 công nhân sản xuất máy bay MAX.

Ba nhà kinh tế hàng đầu nhận định sự đình trệ này sẽ gây ảnh hưởng đến GDP Mỹ quý đầu tiên khoảng 0,5%. Quý thứ hai cũng có thể chịu ảnh hưởng, nởi Boeing cho rằng hãng này cần 2 tháng hoặc hơn để khởi động sản xuất trở lại một khi đời máy bay MAX được hợp thức hóa.

Chuyên gia kinh tế Joel Prakken từ cho rằng tác động của khủng hoảng Boeing “lớn hơn những gì ta có thể thấy.” Ông này nói rằng sự sụt giảm sản xuất có thể kéo theo mức giảm 9 tỷ USD vào quý đầu tiên và 13 tỷ USD vào quý thứ hai. 

Trước đó, mức tăng trưởng Mỹ đã chứng kiến sự suy giảm là 2,1% vào quý thứ tư năm 2019. Chuyên gia kinh tế nhận định khủng hoảng của Boeing là lí do chính cho sự sụt giảm này, khi công ty này cũng như các nhà cung cấp cắt giảm sản xuất và nhiều chuyến bay bị hủy bỏ.

Tăng trưởng sẽ được phục hồi một khi Boeing sản xuất trở lại và bán thành công máy bay đã sản xuất, nền kinh tế cũng như xuất khẩu sẽ tăng vào nửa cuối 2020 và đầu năm sau. Nhưng sự ngưng trệ chưa có một thời điểm chấm dứt cụ thể. 

Công ty General Electric, đơn vị sản xuất động cơ cho máy bay MAX liên doanh cùng hãng Safran SA của Pháp nói rằng hãng này lên kế hoạch sản xuất một nửa động cơ so với năm ngoài. Công ty Spirit AeroSystems Holdings, đơn vị sản xuất than máy bay và là nhà cung cấp lớn nhất cho máy bay MAX công bố kế hoạch cho nghỉ việc 2800 nhân viên.

Boeing và một số nhà cung cấp khác chọn bố trí lại nhân viên thay vì cho nghỉ việc, bởi cho rằng những công nhân lành nghề này hoàn toàn có thể tìm được việc khác. Dù nhiều chuyên gia kinh tế không thấy tín hiệu khả quan với tương lai của toàn bộ mạng lưới Boeing.

Đây không phải lần đầu tiên tăng trưởng kinh tế Mỹ chịu tác động bởi khủng hoảng của một công ty đơn lẻ. Năm ngoái, khi 46.000 công nhân của General Motor đình công trong 40 ngày và ngừng sản xuất hơn 30 nhà máy khắp nước Mỹ là nguyên nhân kéo theo sự sụt giảm vào năm 2019.

Vân Anh
Cùng chuyên mục