Đặc
biệt nó còn biết chia sẻ kinh nghiệm cho các robot cùng loại qua mạng lưới
internet.
Giám đốc điều hành SoftBank Masayoshi Son (phải) và Giám đốc điều hành hãng người máy Aldebaran Robotics cùng giới thiếu robot mới Hạt Tiêu tại buổi họp báo ở Urayasu.
Giám đốc điều hành Tập đoàn SoftBank Masayoshi Son (Nhật Bản) tỏ
ra rất tự hào về loại robot này khi phát biểu tại một cuộc họp báo ở Urayasu, tỉnh Chiba hôm 5.6, rằng: “100 năm, 200 năm hay 300
năm nữa, mọi người sẽ nhớ lại ngày hôm nay là một ngày lịch sử về sự thay đổi
máy tính”.
Được biết, SoftBank đã hợp tác với hãng sản xuất người
máy Aldebaran Robotics SAS của Pháp để tạo ra con robot hình người trên, với
biệt danh là Pepper (Hạt tiêu). Con robot này được trang bị một “động cơ cảm
xúc” để có thể nhận ra những cảm xúc của con người bằng cách giải mã nét mặt,
cử chỉ của cơ thể và giọng nói của người đó.
Theo ông Son cho biết, SoftBank
sẽ bắt dầu bán robot Hạt Tiêu tại các cửa hàng vào tháng 2 năm tới với giá khởi
điểm 198.000 Yên Nhật. Những khách hàng đầu tiên nhắm tới robot, theo dự đoán
của ông Son, sẽ là các chuyên viên máy tính và phần mềm với mục đích mua con
robot để phát triển cài đặt ứng dụng cho con robot. SoftBank cũng sẽ cho phép
các nhà phát triển thiết kế ứng dụng của họ.
Con robot có thể hiểu được cảm xúc của con người thông qua quan sát nét mặt, giọng nói và cử chỉ.
Do đó họ có thể lập trình cho
robot theo những mục đích cụ thể, giống như việc phát triển các ứng dụng cho
điện thoại thông minh. Dùng trong gia đình robot Hạt Tiêu sẽ trở nên hữu ích
cho mục đích giải trí và giáo dục trẻ em, chẳng hạn thông qua việc đọc sách của
robot, các nhà phát triển cũng có thể phát triển thêm các mục đích khác cho
robot chẳng hạn như chăm sóc điều dưỡng.
Tuy đầu năm sau, robot Hạt Tiêu
mới được bán cho công chúng nhưng bắt đầu từ thứ Sáu (6.6), một số con robot
này đã được đặt trong các cửa hàng của SoftBank ở Ginza
và Omotesando, Tokyo, Nhật Bản để phục vụ các khách hàng. Ngay tại buổi họp báo
ở Urayasu, robot
Hạt Tiêu cũng đã thể hiện khả năng giao tiếp và hiểu cảm xúc trong quá trình
tương tác với ông Son.
Robot Hạt Tiêu còn có thể học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình tương tác với con người cho các con robot cùng loại khác.
Robot Hạt tiêu cao
khoảng 120 cm, nặng 28 kg, sử dụng bộ cảm biến để theo dõi những gì đang xảy ra
xung quanh nó trước khi đưa ra quyết định độc lập. Điều đặc biệt ở chỗ, mỗi con
robot Hạt Tiêu còn có thể học hỏi thông qua tương tác với con người và kinh
nghiệm trong tương tác này sẽ được tải lên một cơ sở dữ liệu điện toán đám mây
Internet để chia sẻ với những con robot Hạt Tiêu khác. Điều đó có nghĩa là,
robot Hạt Tiêu có thể phát triển trí tuệ tập thể.
Mặc dù, ông Son với tư cách là Giám đốc điều hành SoftBank đã không đi
sâu vào chi tiết mô hình kinh doanh loại robot này. Nhưng ông Son cũng tiết lộ,
SoftBank có thể sẽ tính phí hàng tháng cho dịch vụ điện toán đám mây và kết nối
của robot qua con chip với mạng thông tin di động của SoftBank.
(Văn Biên (theo Japantimes))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.