Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, đã tổng hợp các kết quả dự báo mới nhất của Cơ quan Khí tượng Úc (BoM) về hiện tượng thời tiết của nước ta cho rằng ENSO sẽ duy trì trạng thái trung tính với xác suất 55-60% và khả năng chuyển sang trạng thái El Nino là 40-45%.
Dự báo, sẽ có từ 3-4 cơn bão sẽ đổ bộ vào đất liền nước ta trong năm nay.
Trung tâm Dự báo Khí hậu Hoa Kỳ (CPC/NCEP) dự báo xác duy trì trạng thái trung tính vào khoảng 50-55% từ giờ đến cuối năm 2017.
Kết quả dự báo tổ hợp nhiều thành phần của Trung tâm Dự báo Thời tiết hạn vừa Châu Âu (ECMWF) cho thấy, chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO3.4 đang giảm dần đồng nghĩa với việc xác suất xảy ra hiện tượng ElNino giảm xuống là 40-50% và xác suất của trạng thái trung tính tăng lên mức 50-60%.
Trung tâm Khí hậu Tokyo, Nhật Bản (TCC) cũng dự báo khả năng xuất hiện El Nino trong mùa he 2017 giảm hơn so với những dự báo trước đây.
Như vậy, theo các dự báo mới nhất, đa số cơ quan dự báo khí hậu trên thế giới đều cho rằng, hiện tượng ENSO sẽ có xu hướng duy trì ở trạng thái trung tính từ nay cho đến cuối năm 2017, khả năng xuất hiện El Nino tiếp tục giảm so với các dự báo trước đây.
Bão và áp thấp nhiệt đới: Do hiện tượng ENSO nhiều khả năng duy trì ở trạng thái trung tính từ nay đến cuối năm 2017 và sẽ tác động không rõ ràng đến sự hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên Biển Đông cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.
Trên Biển Đông sẽ có từ 13-15 cơn bão xuất hiện trong mùa mưa bão năm nay.
Dự báo trong cả mùa bão năm 2017 có khoảng 13-15 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông, nhiều hơn so với TBNN (khoảng 12 cơn). Hoạt động của bão sẽ nhiều hơn so với TBNN vào nửa đầu mùa bão trên khu vực Bắc và giữa Biển Đông. Trong số đó, dự báo sẽ có khoảng 3-4 cơn bão, ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, ít hơn so với TBNN và tập trung ở khu Trung Bộ.
Về lượng mưa tại khu khu vực Bắc Bộ tháng 7-8 là giai đoạn có khả năng xảy ra mưa lớn diện rộng nhiều nhất trong các tháng từ nay cho đến cuối năm.
Khu vực Trung Bộ: Trong các tháng 7-9, lượng mưa ở các khu vực thuộc Trung Bộ phổ biến xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ nhưng các tháng cuối năm 10-12 ở mức thấp hơn TBNN từ 15-30%.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ: Mùa mưa năm 2017 ở Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng sẽ kết thúc sớm. Trong thời kỳ từ tháng 7-8/2017, lượng mưa phổ biến ở mức cao hơn TBNN khoảng 30% nhưng từ tháng 10-12/2017 lại thấp hơn khoảng 30% so với TBNN.
Về nhiệt độ nắng nóng, nhiệt độ trung bình từ tháng 7-12/2017 trên phạm vi toàn quốc phổ biến cao hơn TBNN. Nắng nóng tại các khu vực trên toàn quốc có xu hướng ít gay gắt và thường không kéo dài, tập trung trong các tháng 7 và 8 ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.
Tình hình lũ ở ĐBSCL từ giờ cho đến cuối năm, mùa lũ năm 2017 ở thượng nguồn sông Mê Công và đầu nguồn sông Cửu Long khả năng đến sớm hơn so với TBNN.
Đến cuối tháng 7/2017, mực nước đầu nguồn song Cửu Long tại Tân Châu, Châu Đốc có khả năng ở mức 2,5-3,0m, nguy cơ xảy ra ngập lụt một số vùng ven song, ngoài đê bao các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An.
Đỉnh lũ năm ở đầu nguồn song Cửu Long khả năng ở mức BDD2-BĐ3 (song Tiền tại Tân Châu: 4,0-4,5m; song Hậu tại Châu Đốc: 3,5-4,0m), tương đương đỉnh lũ TBNN, thời gian xuất hiện đỉnh lũ năm vào khoảng nửa đầu tháng 10/2017. Tuy đỉnh lũ ở mức TBNN nhưng tiềm ẩn nguy cơ tác động lớn đến khu vực.
Trong năm 2017, biên độ thủy triều tại các vùng biển ven bờ ở mức TBNN, triều cường tại ven biển Nam Bộ xuất hiện vào khoảng tháng 10. Trường sóng có khả năng cao hơn so với trung bình cùng kỳ do hoạt động mạnh của gió mùa Tây Nam. Khoảng tháng 6.2017, sóng lớn có thể xuất hiện trên khu vực Bắc Biển Đông do tác động của bão đầu mùa và vùng biển ngoài khơi khu vực phía Nam do hoạt động sớm của gió mùa Tây Nam. Nguy cơ nước dâng do bão sẽ tập trung ở ven biển Trung Bộ.
|
Thái Bảo- Trung Vương (Báo TNMT)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.