Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Mới đây, HĐQT CTCP Tập đoàn Hoa Sen đã ra Nghị quyết về việc chấm dứt hoạt động một số chi nhánh trực thuộc để chuyển đổi thành Địa điểm kinh doanh trực thuộc Chi nhánh Tỉnh.
Lí do chấm dứt hoạt động là: “Tái cấu trúc hệ thống phân phối theo mô hình Chi nhánh Tỉnh, phục vụ công tác chuyển đổi các Chi nhánh thành Địa điểm kinh doanh thuộc Chi nhánh Tỉnh nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động.”
21 chi nhánh bị Hoa Sen chấm dứt hoạt động nằm ở hai tỉnh Bình Định và Tây Ninh. Cụ thể, các chi nhánh là Tuy Phước Bình Định, Phù Cát Bình Định, Phù Mỹ Bình Định, Bồng Sơn Bình Định, Hoài Nhơn Bình Định, Quy Nhơn Bình Định, Hoài Ân Bình Định, Vân Canh Bình Định, An Lão Bình Định, An Nhơn Bình Định, Tây Sơn Bình Định, Bình Dương Bình Định, Vĩnh Thịnh Bình Định, Trảng Bàng Tây Ninh, tại Tây Ninh, Tân Châu Tây Ninh, Suối Đá Tây Ninh, Bến Cầu Tây Ninh, Châu Thành Tây Ninh, Minh Châu Tây Ninh, Ninh Sơn Tây Ninh.
HĐQT Hoa Sen cũng thông qua chủ trương xử lí, thanh toán các khoản nợ, giải quyết chế độ đối với người lao động, thực hiện các hợp đồng của các Chi nhánh bị chấm dứt hoạt động.
Hoa Sen chấm dứt hàng loạt chi nhánh tại Bình Định và Tây Ninh
Tính đến cuối năm 2018, Hoa Sen có tổng cộng 491 chi nhánh, cửa hàng trên cả nước. Việc duy trì một hệ thống đại lý phân phối lớn đã khiến Hoa Sen gánh khoản chi phí quản lý doanh nghiệp không nhỏ, nhất là trong lúc thị trường thép không thuận lợi.
Trong tài liệu đại hội cổ đông thường niên năm 2019, Hoa Sen đã thừa nhận do trong niên độ 2017 – 2018 và các niên độ trước đó, tập đoàn này đã tập trung triển khai các dự án đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên làm tăng dư nợ trung và dài hạn. Dư nợ tăng, kết hợp với lãi suất tăng và tỷ giá dao động không ổn định, dẫn đến chi phí lãi vay tăng. Hệ thống phân phối phải mở rộng làm tăng các nhóm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Hoa Sen.
Ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen
Theo báo cáo tài chính kinh doanh đã kiểm toán niên độ 2018, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Hoa Sen lần lượt là 1.816 tỷ đồng và 895 tỷ đồng, tăng lần lượt 20,1% và 11,7% so với năm 2017. Trong khi đó, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp này lại giảm mạnh, cộng với chi phí trả lãi vay tăng gần gấp đôi, dẫn đến lợi nhuận sau thuế năm 2018 của Hoa Sen sụt giảm đến 69,3% so với niên độ 2017.
Đáng chú ý, trong đại hội cổ đông thường niên 2019 của Hoa Sen vừa qua, ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Hoa Sen cho biết công ty vẫn có kế hoạch đặt tầm nhìn có ít nhất 1000 cửa hàng trong 2,3 năm tới. Ông Vũ cho biết, Hoa Sen đã không thể mở rộng cửa hàng trong năm 2018 do động thái thuế của ông Trump, thị trường không thuận lợi, mất cân đối tài chính…
Việc nắm quyền kiểm soát Sabeco đã làm gia tăng đáng kể danh mục đầu tư vốn rất đồ sộ tại Việt Nam của tỷ phú...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.