Thứ sáu, 19/04/2024

Sau Tết, môi giới bất động sản chật vật vì không bán được hàng

19/02/2023 7:00 PM (GMT+7)

Thị trường bất động sản chững lại, các môi giới bất động sản đang trải qua kỳ nghỉ Tết kỉ lục khi nhiều công ty cho nhân viên nghỉ Tết kéo dài, nghỉ không lương để giảm chi phí.

Nghỉ Tết dài vì không có việc

Từ giữa năm 2022 đến nay, thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng kéo dài. Các môi giới cũng khó tìm kiếm giao dịch thành công. 

Theo Viện nghiên cứu kinh tế, tài chính Bất động sản Dat Xanh Services, trong 10 tháng đầu năm 2022, gần 2.300 doanh nghiệp môi giới bất động sản tạm dừng kinh doanh có thời hạn, tăng gần 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường nhiều biến động không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nhà đầu tư, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến những người làm môi giới.

Trước đó, thống kê của Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong phạm vi một phân khúc đã có khoảng 10.000 nhân viên môi giới phải nghỉ việc, hoặc chuyển sang công việc khác để kiếm sống. Điều này dẫn đến việc dù kỳ nghỉ Tết đã qua được 1 tháng thì nhiều công ty môi giới vẫn chưa thông báo cho nhân viên quay trở lại làm việc. Trái ngược với các năm trước, thậm chí chưa hết nghỉ Tết Âm lịch, môi giới đã tất bật dẫn khách đi xem đất.

Sau Tết, môi giới bất động sản chật vật vì không bán được hàng - Ảnh 1.

Môi giới bất động sản nghỉ Tết kỉ lục. Ảnh: H.T

Hơn 10 năm làm môi giới nhà đất tại TP.HCM, anh Võ Duy Phương giờ đây đang phải loay hoay tìm kiếm việc làm mới vì công ty mãi không thông báo thời gian đi làm sau Tết. Anh Phương chia sẻ trước đây dù không kiếm được hợp đồng thì vẫn còn có lương cứng để trang trải. Hiện tại, lương cứng không có, giao dịch 2-3 tháng nay cũng không chốt được hợp đồng, nên đành tạm thời bỏ nghề đi tìm việc khác kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Cùng cảnh ngộ, anh Văn Khánh cho hay các năm trước mùng 6 Tết lđã dẫn khách đi xem đất. Còn năm nay thì thị trường quá ảm đạm. Công ty không thông báo nhân viên đi làm lại vì không bán được hàng. Đây là kỳ nghỉ Tết dài nhất anh trải qua kể từ khi bước chân vào làm môi giới bất động sản. 

Giám đốc một công ty bất động sản V.A.P (tại TP.HCM) cho hay."Các chính sách thắt chặt tín dụng cũng như điểm nghẽn pháp lý khiến nguồn cung dự án, thanh khoản sụt giảm nghiêm trọng. Sản phẩm được rao bán liên tục nhưng không có người mua khiến doanh nghiệp bất động sản, sàn môi giới phải "co cụm" để duy trì hoạt động".

Thời điểm quyết định với doanh nghiệp bất động sản

Theo Tổng cục Thống kê, gần 1.200 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong năm 2022, tăng 38,7% so với năm 2021. 

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiêp hội Bất động sản cho biết nhiều doanh nghiệp đã phải co cụm lại, quyết liệt tái cấu trúc, tái cơ cấu đầu tư, thay đổi phương án kinh doanh, thậm chí phải dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công dự án. 

Sau Tết, môi giới bất động sản chật vật vì không bán được hàng - Ảnh 3.

Thị trường bất động sản ảm đạm vì khó khăn chồng chất. Ảnh: H.T

Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô hoạt động, chuyển nhượng bớt dự án nhưng vẫn không tìm được nhà đầu tư. Không ít doanh nghiệp phải cắt giảm nhân lực, thậm chí đến 50% số lao động, giảm lương từ 30 - 50%... Nhiều doanh nghiệp bất động sản tuy có tổng tài sản có giá trị lớn và đã thực hiện nhiều biện pháp giảm sâu giá bán, tăng chiết khấu đến 45 - 50% nhưng vẫn rất khó bán được hàng vì hầu như không có người mua nên doanh nghiệp thiếu tiền mặt, âm dòng tiền, bị thiếu thanh khoản nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng "chết trên đống tài sản".

"Dự báo năm 2023 là năm quyết định sống còn đối với các doanh nghiệp bất động sản nếu không được hỗ trợ giải quyết "nút thắt" về dòng tiền để đảm bảo tính thanh khoản. Trước hết, nhu cầu và nguyện vọng của tất cả các doanh nghiệp bất động sản là có thể tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng để vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn này" - ông Châu nhận định. 

Hiện nay, "vướng mắc pháp lý" là vấn đề chiếm 70% khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản. Tiếp theo là vấn đề "trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đến hạn" các khoản vay tín dụng đến hạn chuyển thành "nợ xấu" hoặc "chuyển sang nhóm nợ xấu hơn".

Sau Tết, môi giới bất động sản chật vật vì không bán được hàng - Ảnh 4.

Năm 2023 là thời điểm quyết định của doanh nghiệp bất động sản. Ảnh: H.T

Do đó, ông Lê Hoàng Châu đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản bằng cách xem xét ban hành quy định mới cho phép doanh nghiệp được tái cơ cấu khoản nợ tín dụng đến hạn trong thời hạn từ 12 đến 24 tháng, giữ nguyên nhóm nợ và được vay vốn tín dụng mới có tài sản bảo đảm...

"Hiện tại, khó chồng khó khiến doanh nghiệp không còn cách nào hoạt động. Nếu cứ đà này, nhiều doanh nghiệp sẽ chính thức rời thị trường", đại diện một doanh nghiệp môi giới tại TP.HCM than thở.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Từ 1/5, tỉnh Bình Dương sẽ có 5 thành phố, nhiều nhất cả nước

Từ 1/5, tỉnh Bình Dương sẽ có 5 thành phố, nhiều nhất cả nước

Sau khi thị xã Bến Cát trở thành TP Bến Cát, Bình Dương sẽ có tổng cộng 5 thành phố và là tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước.

Trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 dự án nhà ở tại TP Thủ Đức

Trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 dự án nhà ở tại TP Thủ Đức

UBND TP Thủ Đức (TP.HCM) đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 4 dự án và điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở với tổng vốn đầu tư 6.860 tỉ đồng.

Bình Dương sẽ dời nhiều trụ sở công ty khỏi khu công nghiệp Bình Đường

Bình Dương sẽ dời nhiều trụ sở công ty khỏi khu công nghiệp Bình Đường

Đa số các công ty trong khu công nghiệp Bình Đường (tỉnh Bình Dương) mong muốn tiếp tục tham gia chuyển đổi công năng phát triển thương mại và dịch vụ của khu công nghiệp.

Khởi động dự án khu đô thị có vốn đầu tư 1 tỷ USD ở Bình Dương

Khởi động dự án khu đô thị có vốn đầu tư 1 tỷ USD ở Bình Dương

UBND tỉnh Bình Dương đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án bất động sản Khu đô thị Một Thế Giới cho Tập đoàn Kim Oanh (Kim Oanh Group). Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD

Cần hơn 109 tỉ đồng để vận hành metro số 1

Cần hơn 109 tỉ đồng để vận hành metro số 1

Để đảm bảo tiến độ vận hành khai thác thương mại trong năm 2024, đơn vị vận hành Metro số 1 đã lập phương án tài chính với các chi phí phát sinh.

Hàng ngàn nhà ở xã hội tại TP.HCM chưa được cấp sổ hồng

Hàng ngàn nhà ở xã hội tại TP.HCM chưa được cấp sổ hồng

TP.HCM còn 4 dự án nhà ở xã hội với 2.704 căn nhà đang bị vướng mắc pháp lý, chưa thể cấp sổ hổng. Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống và quyền lợi của người mua nhà.