Sau vụ Khaisilk và mỹ phẩm 11 tỷ đồng: "Người tiêu dùng VN quá hiền"

Thanh Xuân Thứ ba, ngày 05/12/2017 12:00 PM (GMT+7)
Đó là nhận định của nhiều các chuyên gia tại Hội thảo “Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh” được tổ chức sáng ngày 5.12 tại Hà Nội.
Bình luận 0

img

Báo động đạo đức kinh doanh sau vụ Khaisilk và mỹ phẩm 11 tỷ đồng (Ảnh: IT)

2 lỗ hỏng trong văn hóa kinh doanh

Tại Hội thảo, TS. Võ Trí Thành – nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho biết: Văn hóa doanh nghiệp hiện đang có  2 bức tranh đối lập nhau:  Một bên là doanh nghiệp có văn hóa, đạo đức và giữ triết lý về môi trường, triết lý về quốc gia, triết lý về doanh nghiệp và triết lý cách sống... Còn một bên là doanh nghiệp chỉ đặt lợi nhuận lên tất cả, bất chấp luân thường đạo lý. Tôi mong rằng, doanh nghiệp, doanh nhân ngày càng có văn hóa và trách nhiệm với cộng đồng và chữ doanh nhân, doanh nghiệp sẽ trở thành một chữ “viết hoa”. Còn mặt trái của doanh nghiệp như vụ Khaisilk, vụ lô mỹ phẩm trị giá 11 tỷ đồng bị cơ quan chức năng bắt giữ sử dụng người nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm cho mình…”, ông Thành nhấn mạnh.

"Hai lỗ hỏng lớn nhất của văn hóa doanh nghiệp hiện nay là sự thiếu tôn trọng người tiêu dùng của doanh nghiệp và tình trạng bôi trơn của doanh nghiệp để đạt được mục đích bằng mọi giá. Trong khi, các cơ quan chức năng lại dung túng, bao che, tham nhũng...", ông Phong nhấn mạnh.

Ông Thành cho biết, qua tham quan ở Israel, quả trứng gà đẻ nhân văn đã có giá cao hơn rất nhiều gà công nghiệp, tức là con gà được bay, chạy nhảy thoải mái và khi đó đẻ trứng là đẻ nhân văn. Hay con lợn ở Châu Âu, nếu giết mổ mà không chết ngay thì cũng không được mang ra thị trường bán. Tại sao lại vậy, trong khi đó có người thắc mắc vẫn cùng là thịt lợn? Bởi vì theo giải thích của họ, con lợn giết không chết ngay thì sẽ tiết ra một chất gây ung thư cho người dùng. “Tôi cho rằng, doanh nghiệp mà đưa sản phẩm ra thị trường không nhân văn thì sẽ khó có thể tồn tại và phát triển bền vững”, ông Thành nói.

Bà Chu thị Thu Hằng – Tổng Biên tập Báo Văn hóa cho biết: Từ vụ Khaisilk tới vụ doanh nghiệp dùng người nổi tiếng quảng cáo  mỹ phẩm cho thấy đã đến lúc cần có hồi chuông cảnh báo về vấn đề văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh. Theo bà Hằng, rất nhiều các doanh nghiệp quảng cáo rất hay nhưng khi xảy ra sự cố về sản phẩm thì lại ứng xử với khách hàng rất tồi.

 PGS. TS Nguyễn Quốc Thịnh – Chủ tịch Hội đồng cố vấn Viên nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng: Ngày nay, cách nhìn nhận về thương hiệu đã khác rất nhiều. Việc xây dựng thương hiệu chính là tạo dựng niềm tin của doanh nghiệp, của khách hàng với thị trường. Việc xây dựng thương hiệu chính là đưa ra những cam kết có trách nhiệm, dựa trên đạo đức, dựa trên mong muốn của khách hàng, của cộng đồng. “Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì đừng chỉ có đau đáu nhìn vào lợi nhuận mà phải tìm được giá trị của doanh nghiệp và quan trọng là phải có cam kết sản phẩm đưa ra thị trường và có cách thức ứng xử với khách hàng văn minh”.

TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ khi khủng hoảng cũng xụp đổ. Không có ngoại lệ không đổ vỡ cho bất kỳ một quốc gia hay một "đại gia" nào. Đây là một trong những nguyên lý rất khắt khe của thị trường mà doanh nghiệp phải nhận thức được khi xây dựng văn hóa cho mình. Văn hóa doanh nghiệp khi đã hình thành rồi cũng có tính 2 mặt nên đòi hỏi doanh nghiệp phải giữ vững nét văn hóa, giữ vững lòng tin của người tiêu dùng, bởi mất lòng tin của người tiêu dùng là mất tất cả. Phải lấy mục tiêu phát triển bền vững là văn hóa phát triển của doanh nghiệp. "Hai lỗ hỏng lớn nhất của văn hóa doanh nghiệp hiện nay là sự thiếu tôn trọng người tiêu dùng của doanh nghiệp và tình trạng bôi trơn của doanh nghiệp để đạt được mục đích bằng mọi giá. Trong khi, các cơ quan chức năng lại dung túng, bao che, tham nhũng...", ông Phong nhấn mạnh.

img

Các chuyên gia cho rằng, người tiêu dùng không giám lên tiếng khi dùng sả phẩm của Khaisilk nhiều năm qua là do quá hiền (Ảnh: IT)

Người tiêu dùng quá hiền

Tại sao rất nhiều người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm của Khaisilk mà không dám lên tiếng? Phải chăng là người tiêu dùng không biết. Tôi cho rằng, nguyên nhân chính là do người tiêu dùng quá hiền, hiện có tình trạng nhiều người tiêu dùng chấp nhận dùng hàng giả. “Tôi xin hỏi, có bao nhiêu người ngồi trong hội trường này đang dùng phầm mềm trong máy tính là phầm mềm giả, chưa kể các đồ dùng khác.  

Ông Thịnh cũng lấy ví dụ một hình ảnh cụ thể để so sánh: “Một bát phở ở trong miền Nam bao giờ mang ra cũng được đặt trên 1 chiếc đĩa đưa ra cho khách còn ở miền Bắc thì tôi nghĩ phải có tới 70% có ngón tay của người làm phở thò vào bát phở khi mang ra cho khách. Đó chính là cách ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng”.

Theo ông Thịnh, không bao giờ thương hiệu sản phẩm đặt ngoài thương hiệu của doanh nghiệp, như vụ Khaisilk, chỉ một sản phẩm bị ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng tới cả các chuỗi sản phẩm khác của doanh nghiệp. Ông Thịnh cho rằng, văn hóa doanh nghiệp là một khái niệm mở trong thời đại hiện nay chứ không chỉ tới ngày hè là cho nhân viên đi du lịch biển, ngày Mồng một và ngày dằm là thắp hương cúng bái đầy đủ…

Nói về tư vấn văn hóa cụ thể cho một doanh nghiệp, ông Thịnh cho biết: Chúng tôi có tiếp xúc với một công ty mỹ nghệ Nam Hà vào thời điểm doanh thu bị suy giảm, chủ yếu xuất phát từ việc không giữ chân được người lao động. Cứ tìm được nghệ nhân, sau 2 tháng là bị đối thủ lấy mất người tài do họ trả thêm tiền lương. Sau đó, ông Thịnh đã tư vấn thực hiện một số thay đổi để giữ chân lao động như: Bản thân giám đốc nếu không bận phải ăn cơm cùng người lao động; đi đâu về cũng có quà nho nhỏ hỏi thăm phân xưởng của mình…Sau đó, người lao động đã đánh giá cao, góp ý nhiều sáng kiến cho doanh nghiệp nên doanh nghiệp hiện đã phát triển rất mạnh, hiện là một thương hiệu khá nổi tiếng trong đồi gỗ mỹ nghệ xuất khẩu.

Ông Trần Nhật Tân – Phó phòng nghiên cứu Vibziz cho biết: Năm 2013, có hơn 70 % người tiêu dùng chỉ ưa chuộng hàng ngoại nhập nhưng đến nay thì các thương hiệu như Vinmart cũng đã chiếm được lòng tin người tiêu dùng khi sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm sạch. “Các doanh nghiệp biết giữ được văn hóa, giữ niềm tin cho khách hàng từ chất lượng sản phẩm tới cung cách phục vụ sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển”, ông Tân nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem