Thứ năm, 25/04/2024

Scotland xông đất giống Việt Nam

23/01/2023 8:00 AM (GMT+7)

Phong tục xông đất ở Scotland được gọi là first footing. Người xông đất phải là nam giới, cao, tóc đen.



Scotland xông đất giống Việt Nam - Ảnh 1.

Người Scotland tặng than, bánh mì cho chủ nhà khi đến xông đất đầu năm. Ảnh: Julie Howden.

Tại Scotland, đêm giao thừa được gọi là Hogmanay. Dịp này, người dân cùng nhau tổ chức những hoạt động tập thể, tiệc tùng linh đình và cùng nắm tay nhau hát Auld Lang Syne - ca khúc năm mới của người dân Scotland. Người dân nước này cho rằng Hogmanay sẽ không trọn vẹn nếu thiếu đi Auld Lang Syne.

Theo truyền thống, khi hát bài này, mọi người sẽ đứng thành vòng tròn, bắt chéo tay và nắm lấy tay nhau. Đến cuối bài, vòng tròn được thu nhỏ dần và kết thúc bằng những cái ôm, nụ hôn chúc mừng năm mới.


Xông đất đầu năm

Việt Nam không phải đất nước duy nhất có tục xông đất vào ngày đầu năm. Tại Scotland, hoạt động này được gọi là first footing (hay còn gọi là first foot). Người đầu tiên xông đất cho gia chủ sẽ được gọi là first footer.

Theo thông lệ, người xông đất cho gia chủ ở Scotland sẽ mang đến một số món quà mang tính tượng trưng như đồng xu (tượng trưng cho của cải), than đen (tượng trưng cho sự ấm áp), bánh mì đen (tượng trưng cho sự no đủ), thậm chí là một búi tóc màu đen. Ngoài ra, rượu whisky cũng là món quà được nhiều người lựa chọn trong dịp này.

Scotland xông đất giống Việt Nam - Ảnh 2.

Người xông đất bắt buộc phải mang theo quà tặng, nếu không sẽ bị cho là mang xui xẻo đến cho gia chủ. Ảnh: Iain McLean.

Để mang lại may mắn cho gia chủ, người xông đất phải là nam giới, vóc dáng cao, có mái tóc đen hoặc sẫm màu. Ngược lại, những người có mái tóc vàng xông đất sẽ mang lại xui xẻo cho gia chủ.

Các nhà sử học cho rằng quan niệm mê tín này xuất phát từ sau các cuộc xâm lược của người Viking. Những người lạ tóc vàng, cầm rìu xuất hiện trước cửa nhà thường được cho là sẽ mang lại rắc rối.

Đến nay, nguồn gốc chính xác của tục xông đất ở Scotland vẫn chưa được xác định. Nhiều người cho rằng tục này có thể bắt nguồn từ hoạt động "quaaltagh" ở đảo Man. Trong tiếng Manx, quaaltagh dùng để chỉ người đầu tiên bước vào nhà trong ngày đầu năm.

Những người thực hiện "quaaltagh" sẽ tụ tập thành một nhóm, đi từng nhà và hát “Ollick ghennal erriu, as bleïnfeer vie”, nghĩa là "Giáng sinh vui vẻ và chúc bạn một năm mới tốt lành", theo Mental Floss.


Dọn nhà, rước đuốc, ngâm mình trong nước

Ngoài tục xông đất, người Scotland còn có tục dọn nhà đón năm mới giống người Việt Nam. Để tránh xui xẻo, người Scotland sẽ dọn nhà trước khi tiếng chuông đêm giao thừa vang lên.

Ngôi nhà được dọn sạch, tro bếp cũng được dọn và vứt đi. Những người nợ tiền cũng tranh thủ trả hết nợ để xóa bỏ những điều không may mắn trong năm cũ và chào đón điều tốt đẹp của năm mới.

Đêm giao thừa, người Scotland có thêm một hoạt động là rước đuốc. Trong hoạt động này, nhiều người sẽ mặc trang phục của người Viking, tay cầm rìu, khiên hoặc những ngọn đuốc được bó bằng da động vật. Người dân địa phương quan niệm khói từ những ngọn đuốc này sẽ xua đuổi tà ma, chào đón mặt trời và mang lại may mắn cho mọi người.

Hoạt động đốt đuốc thường thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách. Hàng nghìn ngọn đuốc thắp sáng những con phố gắn liền với lịch sử ở thành phố Edinburgh và các khu vực khác như Stonehaven, Comrie, Biggar.



Scotland xông đất giống Việt Nam - Ảnh 3.

Loony Dook thu hút sự tham gia của người dân địa phương và du khách. Ảnh: Ian Georgeson.

Đến sáng 1/1, người dân Scotland lại tham gia một hoạt động khác gọi là Loony Dook. Theo The Scotsman, sự kiện Loony Dook đầu tiên diễn ra vào năm 1987 nhờ cuộc trò chuyện giữa những người dân địa phương trong quán bar The Moorings Lounge trong kỳ nghỉ Giáng sinh năm 1986.

Khi đó, hai chàng trai Andy Kerr và Jim Kilcullen đang tìm một cách mới lạ để ăn mừng năm mới. Kilcullen đề xuất bạn nhảy xuống sông Firth of Forth để giảm bớt cảm giác nôn nao khi uống rượu.

Đôi bạn đã rủ những người địa phương khác cùng tham gia và Loony dook trở thành một hoạt động mới trong ngày đầu năm của người dân địa phương. Andy Kerr cũng là tác giả của cái tên Loony Dook. Loony là viết tắt của lunatic, nghĩa là điên rồ và dook, theo tiếng địa phương Scotland, nghĩa là tắm hoặc ngâm mình.

Những năm đầu tiên, Loony Dook chỉ là hoạt động nhỏ lẻ của địa phương. Từ năm 1990 trở đi, sự kiện này mới trở nên phổ biến và thu hút lượng lớn người tham gia. Sáng 1/1, người dân sẽ mặc trang phục thú vị, nhiều màu sắc và ngâm mình trên sông Firth of Forth, phía bắc thành phố Edinburgh.

Ngoài việc tạo ra hoạt động vui chơi giải trí, giúp người dân giải rượu trong ngày đầu năm, Loony Dook còn được ủng hộ vì tạo ra khoản quyên góp lớn cho các tổ chức từ thiện. David Steel, người tổ chức Loony Dook ở Scotland, cho biết trong nhiều năm qua, hoạt động này đã quyên góp được gần 100.000 USD cho các tổ chức từ thiện tại địa phương.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Giá chung cư được dự báo khó có thể giảm sâu hơn, diễn biến đi ngang trong ngắn hạn và sẽ phục hồi đà tăng khi thanh khoản cải thiện hơn thời gian tới.

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

Do hình thức đầu tư BT (xây dựng - chuyển giao) gặp quá nhiều vướng mắc, TP.HCM quyết định bỏ nhiều dự án BT, chuyển sang hình thức đầu tư khác.

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Ngôi nhà được gia chủ ví như một khu nghỉ dưỡng tại gia, là nơi "chữa lành" cho tâm hồn khi mọi không gian được bao quanh bởi cây xanh, đảm bảo sự riêng tư và yên tĩnh.

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Ý kiến trên được chuyên gia quy hoạch và kiến trúc đô thị đưa ra sau khi có thông tin chặt hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2 ở TP.HCM

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Tổ chức Quốc tế Skytrax vừa công kết quả xếp hạng các sân bay trên thế giới năm 2024; trong đó, Việt Nam có 2 Cảng hàng không được vinh danh trong “Top 100 sân bay tốt nhất thế giới” là Cảng HKQT Nội Bài và Cảng HKQT Đà Nẵng.

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương xem dịch vụ logistics là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển, giai đoạn 2024 - 2030, góp phần chuyển dịch tỷ lệ dịch vụ trong cơ cấu kinh tế năm 2025 đạt 28%.