Các nhà khảo cổ học sử dụng máy
dò kim loại hiện đại và tìm thấy nhiều đồ trang sức ở các địa điểm khác nhau
trong một trang trại tại Zealand, một hòn đảo của Đan Mạch. Khu vực nghiên cứu
ngày nay gọi là Vestervang, có niên đại từ cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ 11.
Mảnh trang sức có hình cây thánh giá. Ảnh: Roskilde Museum.
Nhà khảo cổ học Ole Thirup
Kastholm của Bảo tàng Roskilde,
Đan Mạch cho hay: “Vật thể tuyệt tác nhất là một mảnh trang sức tạo tác đầu động vật hình trái tim
với đôi tai và đôi mắt tròn, dài 73mm, làm bằng hợp kim đồng, có thể là
một phần của chiếc vòng cổ. Những người đeo nó chắc chắn thuộc tầng lớp quý
tộc”.
Ngoài ra, kho báu kể trên còn có
rất nhiều hiện vật giá trị Trong đó,
đặc biệt nhất là mảnh trang sức có cây thánh giá của Kitô giáo, được làm tại châu Âu vào
khoảng năm 500 và 75 trước Công nguyên.
Việc các hiện vật này đến được
vùng đất của người Viking còn là một bí ẩn lớn. Các nhà khoa học cho rằng có
hai khả năng: hoặc những người truyền đạo Kitô giáo mang nó tới Vestervang,
hoặc thông qua trao đổi.
Nhiều chuyên gia cho rằng có lẽ
đã có mối quan hệ giao thương giữa Bắc Âu và lục địa châu Âu vào cuối thời kỳ
đồ sắt, trước khi xuất hiện Kito giáo.
Mảnh trang sức có
hình động vật. Ảnh: Roskilde
Museum. Thêm vào đó, việc những vật phẩm
quý giá này xuất hiện ở vùng nông thôn nghèo cũng khiến các nhà khoa học đau
đầu. Tuy nhiên, theo lý giải của chuyên gia Tom Christensen thuộc Bảo tàng Roskilde (Đan Mạch) thì cách Vestervang 10km về phía Đông Nam là
vùng đất huyền thoại có tên Lejre.
"Truyền thuyết kể rằng đây là nơi mà
triều đại đầu tiên của Đan Mạch, Scyldings, tạo nên đế chế của mình.", ông
Christensen tiết lộ.
Trong năm 1850, các nhà khảo cổ
học cũng phát hiện một kho báu bao gồm "bốn tàu bạc, một viên đá quý, một
sợi dây chuyền và một thỏi bạc hình đĩa" trong các ngọn đồi gần Lejre. Một
đài tưởng niệm dài 86 mét bằng đá sắp xếp theo hình con tàu cũng được phục dựng
trong cuộc khai quật ngay sau đó.
Khoảng cách giữa Lejre và
Vestervang có thể giải thích cho sự hiện diện của đồ trang sức quý giá mới được
tìm thấy bởi quãng đường kể trên chỉ chưa tới 3 giờ đi bộ. Thậm chí nếu đi thuyền,
thời gian còn được rút ngắn hơn.
Người Viking là những cướp biển nổi
tiếng nhưng họ còn là nông dân, thương nhân và các nhà thám hiểm. Những đồ
trang sức tinh tế này chứng tỏ họ có kỹ thuật và óc thẩm mỹ cao.
Được biết, kết quả khảo cổ học đã
được đăng trên hầu hết trên phiên bản gần đây của tờ Danish Journal of Archaeology.
Tuấn Anh (theo Livescience) (Tuấn Anh (theo Livescience))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.